Lễ hội đâm trâu xoay cột hay người dân thường gọi là Lễ xoay cột, Lễ đâm trâu, một hoạt động văn hóa giàu bản sắc của đồng bào dân tộc Ba Na ở tỉnh Phú Yên vừa diễn ra tại Làng Đồng thuộc xã vùng cao Phú Mỡ, huyện miền núi Đồng Xuân.
Đây cũng là hoạt động của đồng bào miền núi chào mừng 36 năm giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975-1/4/2011), 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển gắn với Năm du lịch Quốc gia duyên hải Nam Trung bộ 2011 do tỉnh Phú Yên đăng cai.
Lễ hội đâm trâu lần này được tổ chức để tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh, tạ ơn những người đã hy sinh tại Làng Đồng trong sự nghiệp bảo vệ buôn làng, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu mong Giàng phù hộ cho gió thuận mưa hòa, lúa đầy bồ, sắn đầy rẫy; cầu mong cho người dân trong buôn ai ai được mạnh khỏe.
Người Ba Na ở Làng Đồng tổ chức Lễ đâm trâu xoay cột để trả ơn Giàng và cầu Giàng trời phù hộ. Do vậy, từng thành viên trong cộng đồng phải lo làm ăn, tích lũy và nhất là hai năm gần đây được mùa lúa rẫy, sắn được giá nên cùng nhau sắm sửa đủ lễ vật để tổ chức.
Trước khi tổ chức lễ khoảng một tuần, những người đàn ông khỏe mạnh ở Làng Đồng đã cùng nhau lên rừng tìm vật liệu như tre, mây, lồ ô… về làm cây nêu cao khoảng 3,5m mà bà con gọi là Kưng-Tăk; dùng mây bện dây A-Ngoa-Kbô để buộc vào cổ trâu.
Trước khi lễ hội bắt đầu, người Làng Đồng làm thịt một con lợn cúng báo cho Giàng biết đã có trâu, rồi họ giết tiếp một con lợn khác và nhắc 3 chóe rượu để cúng ông bà tổ tiên chứng nhận con trâu đó sẽ được tạ ơn Giàng…
Đúng ngày, bà con tụ tập tại Nhà rông văn hóa và tổ chức trồng 4 cây nêu ngay giữa trước mặt sân rộng khoảng vài trăm mét vuông, Cây nêu làm bằng tre và trên mỗi cây tre đó đều gắn một sợi dây dài được đan bằng tre theo kiểu xương cá. Tại những điểm cuối của mỗi sợi dây đó, người ta gắn các hình vật được sơn màu đen, đỏ từ nhựa cây như chim, chiếc thuyền, vòng tròn...
Khoảng 3 giờ chiều, con trâu được buộc dây “A-Ngoa-Kbô” vào cổ và người ta làm thịt con bò, nhắc vài chóe rượu để cùng Giàng rừng, Giàng đất, Giàng núi… chứng kiến con trâu về hầu Giàng trời; làm thịt một con lợn thiến để cúng mời Giàng ông bà, tổ tiên về dự lễ hội.
Những thầy cúng đứng thành hàng ngang, tay trái cầm một bát gạo đầy, tay phải bốc vãi lên trời cho gạo rớt xuống lưng trâu, xuống đầu những người dự lễ hội đang đứng xung quanh. Và đêm đó cả Làng Đồng như không ngủ; họ hầu như không biết mệt khi liên tục đánh cồng chiêng, múa xoan, vỗ trống đôi và đi vòng quanh con trâu và cây nêu.
Sáng hôm sau, bà con lại tổ chức cúng và các thầy cúng cũng làm động tác như tay trái cầm bát gạo, tay phải bốc gạo vãi lên trời, miệng kêu các Giàng về chứng kiến.
Trong lúc các thầy cúng thực hành nghi lễ, mọi người cũng múa hát xung quanh cây nêu và đến 9 giờ sáng lễ đâm trâu bắt đầu.
Khi đó, một già làng cầm một con dao dài, nhọn và rất sắc chém mạnh trên lưng trâu về phía hai đùi sau cho máu chảy ra. Các thầy cúng dùng vải, hoặc bông chùi máu rồi đem chấm lên trán của những những người tham gia lễ hội như báo rằng những điều may mắn của bà con được Giàng ban cho; cả những cháu nhỏ vài tháng tuổi mẹ gùi sau lưng cũng được hưởng “ân huệ” này.
Tiếp đến con trâu được những thanh niên khỏe mạnh cột dây vào 4 chân và dùng thế đè trâu ngã quỵ xuống đất; đồng thời làng chọn người có kinh nghiệm để đâm trâu.
Sau khi trâu chết, họ cắt đầu trâu gắn trên cột của cây nêu để sau đó hai thanh niên gánh đầu trâu đi 3 vòng xung quanh cột theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Còn các thầy cúng vẫn tiếp tục vãi gạo lên trời mời Giàng xuống nhận trâu, con trâu sẽ thay người làm rẫy, làm nương cho Giàng trời.
Lễ hội đâm trâu xoay cột không chỉ là hoạt động văn hóa ở Làng Đồng mà còn có ý nghĩa đối với đồng bào Ba Na các buôn lân cận. Cuộc vui càng vui hơn, khi trong ngày Lễ đâm trâu xoây cột của Làng Đồng còn có sự tham gia của hàng trăm người Ba Na từ các thôn lân cận ở Thồ Lồ, Xí Thoại, Hà Rai… đến dự./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Người ta gọi sông Côn là dòng sông cổ tích. Nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất Bình Định xưa. Dọc theo dòng sông Côn phía hạ lưu là một hệ thống hơn 40 đền tháp cổ xây dựng nguy nga tráng lệ và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nét cổ kính của các đền tháp ấy bao năm qua đã hấp dẫn và lôi cuốn không ít lữ khách đam mê khám phá vẻ đẹp từ giá trị ngàn năm.
Chọn mua hàng Trung Quốc là một thói quen tiêu dùng của đại bộ phận người dân tộc thiểu số ở các xã giáp ranh biên giới thuộc nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Thói quen này xuất phát từ thuận lợi hàng Trung Quốc vừa nhiều, vừa rẻ lại vừa dễ mua.
Những ai lần đầu đến với Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) chắc chắn sẽ bị hòn đảo này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu trời xanh thẳm…
Năm du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ-Phú Yên 2011 với chủ đề “Du lịch biển đảo” sẽ chính thức khai mạc vào ngày 1/4 tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.
"Phòng Tổng thống" bắt nguồn từ việc cố tổng thống Woodrow Wilson (Mỹ) luôn yêu cầu phải có một phòng riêng phục vụ những nhu cầu đặc biệt trong mỗi dịp công cán ra nước ngoài.
Người Nùng Chảo ở bản Đồng 10, xã Tam Hiệp (Yên Thế - Bắc Giang) có một tập quán tốt đẹp được nhiều người biết đến đó là "tục kết hàng phe". Đây là tập tục được duy trì từ nhiều năm nay, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng người Nùng Chảo.
Thác Dray Nur (thác Cái hoặc thác Vợ) được tạo nên bởi sông Krông Ana (sông Cái). Thác Dray Nur có độ cao hơn 30m, nước đổ xuống vực sâu tạo nên bức tranh thiên nhiên lung linh đầy vẻ huyền bí như chính truyền thuyết về sự ra đời của nó, gắn liền với một câu chuyện tình thấm đẫm nước mắt.
Nhìn thao tác của những đầu bếp chuyên nghiệp, việc quyết định liều lượng gia vị có vẻ như chỉ bằng cảm tính của những vốc tay, nhưng thật ra thao tác đó phải từ kinh nghiệm rất lâu đúc kết lại mới có.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”