Thung lũng Mai Châu đẹp như một bức tranh thủy mặc. (Ảnh: Internet)
Từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Mai Châu (Hòa Bình) đẹp như một bức tranh thủy mặc hội đủ gam màu của phố núi vẫy gọi du khách.
Phiên chợ của vùng rẻo cao Mai Châu vào những ngày nghỉ cuối tuần dường như rực rỡ hơn ngày thường bởi bóng dáng các cô gái người Thái, người Mông, người Mường về chợ. Họ bước đi uyển chuyển với những chiếc váy thổ cẩm lúng liếng sắc hoa, phấp phới trên đầu dải khăn piêu thêu thùa diêm dúa.
Những cô gái Thái trẻ trung xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống vừa bán hàng lưu niệm vừa tranh thủ quay tơ dệt vải.
Các quầy hàng trưng bày thổ cẩm, lụa tơ tằm, túi thêu, sừng trâu, sừng thú, vuốt hổ, nỏ cung tên cùng điếu cày chạm khắc cầu kỳ... cũng chiếm được nhiều cảm tình của những vị khách khi đến đây.
Con đường nhựa nối từ thị trấn vào bản Lác như sợi chỉ đen lọt thỏm giữa màu xanh của cánh đồng lúa đang thì con gái. Bản người Thái với những ngôi nhà sàn nép mình giữa màu xanh cây trái vương vít khói lam chiều cuốn hút nhiều khách du lịch.
Cụ Hà Công Nhấm, người đầu tiên của bản Lác đón khách Tây về bản với thâm niên hơn 40 năm làm du lịch tại gia, vừa rót chén rượu ngô Mai Hạ - đặc sản của vùng mời khách, vừa kể chuyện cho du khách.
Theo cụ Nhấm, từ thửa xa xưa, người đầu tiên đặt chân tới vùng đất này là cụ Chồ Lạc - người cương trực và thương người nên ông trời phú cho cụ sức khoẻ dẻo dai. Cụ cơm nắm cơm đùm vượt qua bao suối, bao khe... rồi một ngày cụ Lạc dừng chân và nhận ra rằng vùng đất dưới chân cụ đang đứng, một bên sừng sững hai dãy núi Pù Mười và Cha Luông như bức tường thành che chở, một bên có hai dòng suối lớn Tà Hè và Lài Khoài, rất màu mỡ tiện cho việc trồng cấy lúa nước, trồng bông dệt vải và trồng dâu nuôi tằm.
Cụ Chồ Lạc đặt tên cho vùng đất mới là Lạc (tiếng Thái nghĩa là lạ, người đời sau vì không muốn nói chạm tới tên người khai sinh nên nói chệch là Lác).
Mới đầu nơi đây chỉ có vài nếp nhà sàn dựng tạm còn đầy vết chân muông thú, càng về sau càng thêm sinh sôi, quần tụ đông vui đầm ấm như ngày nay.
Đến bản Poom Coọng, chúng tôi dừng chân trước ngôi nhà sàn bề thế khang trang là gia đình ông Khà Văn Vương, bí thư chi bộ bản Poom Coọng. Đây là gia đình tiêu biểu trong việc nhạy bén nắm bắt thị trường du lịch, linh hoạt trong giao tiếp với khách, nhất là du khách nước ngoài.
Từ khi đuợc hợp tác xã nông nghiệp giao 3.000m2đất theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ông Vương bàn bạc với gia đình vừa cấy lúa, đào ao thả cá, vừa trồng dâu nuôi tằm phục vụ sinh hoạt gia đình và làm hàng lưu niệm cho du khách.
Đến nay, doanh thu hàng tháng của gia đình ông Vương đạt 50-60 triệu đồng, trong đó 80% là từ dịch vụ du lịch.
Trong quá trình làm du lịch, ông Khà Văn Vương vẫn luôn tâm niệm và dạy con cháu giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc từ cách giao tiếp, ứng xử theo phong tục tập quán đến các lễ hội dân gian.
Ông cho biết điều thôi thúc thu hút du khách đến với các bản làng vùng cao chính là văn hóa của mỗi dân tộc, đến với Mai Châu du khách được hòa đồng trong không gian văn hóa, cuộc sống thường nhật của người Thái.
Du khách khi đến đây sẽ được cùng gia chủ vít cong cần rượu trên nếp nhà sàn, nắm tay nhau nhún nhẩy bước chân múa xòe trong nhịp điệu cồng chiêng trầm bổng./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Dù không phải là mùa lễ hội, song Phủ Giầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, vẫn nhộn nhịp người, xe, nghi ngút khói hương, rộn ràng tiếng đàn, lời hát. Tín ngưỡng thờ Mẫu quả là sức cuốn hút.
Đến đảo ngọc Phú Quốc du khách không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp của núi rừng hùng vĩ, của suối nguồn nên thơ, mà ở đó còn có một bảo tàng thiên nhiên thu nhỏ với tên gọi Cội Nguồn.
Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa, theo quốc lộ 217 hoặc quốc lộ 45 về hướng Tây cách khoảng gần 90 km, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những phong cảnh thiên nhiên độc đáo của Cẩm Thủy như núi Cửa Hà sông Mã, khe Đá Mài… đặc biệt kỳ thú là suối cá thần tại địa bàn bản Ngọc (làng Ngọc), xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Đó là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Con đường từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi Vĩnh Hy, theo Tỉnh lộ 702, dài khoảng 40 km, khá thú vị với biển, núi và rừng. Ra khỏi thành phố vài ba cây số là đến thôn Vân Sơn - nơi trồng hành tỏi nổi tiếng khắp cả nước, xuất khẩu sang cả Đài Loan. Đi thêm đoạn đường nữa là đến thôn Tri Thủy, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải.
Không ồn ào như Sài Gòn, Hà Nội, cũng không vồn vã gọi mời để rồi tan nhanh trong tiếng sóng biển như Nha Trang, Vũng Tàu… “Phố Tây” Đà Lạt có một khoảng lặng vừa đủ để thâm trầm và quyến rũ.
Nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50km, huyện đảo Vân Đồn ôm trọn vịnh Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh) đang là điểm đến du lịch của nhiều du khách ưa thích của loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm.
Một mình ngắm biển xanh thăm thẳm, thả mình trong làn nước mát, phơi nắng trên bãi cát vàng mịn màng, đón ngọn gió biển mặn nồng, cảnh thiên nhiên hoang sơ này chỉ có ở Phú Quốc.