Đến với Vân Đồn, du khách được thả hồn vào khung cảnh thơ mộng của biển. (Ảnh: Internet)
Nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50km, huyện đảo Vân Đồn ôm trọn vịnh Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh) đang là điểm đến du lịch của nhiều du khách ưa thích của loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm.
Đến với Vân Đồn vào dịp hè, du khách được thả hồn vào khung cảnh thơ mộng của biển, của núi rừng với màu xanh hiền hòa trải khắp trên khoảng 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long.
Vẻ đẹp hoang sơ “hớp hồn” du khách
Cảm nhận của nhiều người khi đến Vân Đồn là vẻ đẹp còn hoang sơ, rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái. Du ngoạn trên thuyền giữa biển nước trong xanh với những hòn đảo, dãy núi liên hoàn cùng màu xanh của cây lá là cảm nhận thú vị không dễ có. Sáng sớm, khi những tia nắng bình minh rọi xuống những nền cát “thủy tinh” tạo nên một màu sắc kỳ ảo, êm đềm.
Du khách muốn được nghỉ dưỡng và tắm biển sẽ ưa thích những bãi tắm đẹp trên các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng… Đảo Quan Lạn đang trở thành điểm đến của du lịch nghỉ dưỡng với những bãi cát “thủy tinh” trải rộng.
Nhiều đảo tại đây có dạng cấu tạo đá vôi, thường chỉ cao 200 đến 300m so với mặt biển cùng với những hang động đẹp kỳ ảo, chạy dài trong những dãy núi giữa biển là điều kiện để phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá. Anh Trịnh Quốc Đoàn, phó Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn cho biết, những hang động kỳ ảo trên đang được nghiên cứu và sẽ sớm đưa vào để trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo của Vân Đồn.
Ông Hà Quang Long, phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã ví du lịch Vân Đồn như “một nàng công chúa" còn ngủ quên.
Đến với Vân Đồn, du khách còn có dịp nghe kể lại những sự tích chống quân xâm lược Nguyên Mông (1288) từ đời nhà Trần qua di tích lịch sử và lễ hội Quan Lạn (lễ hội đua bơi Quan Lạn) nhằm tưởng nhớ đến danh tướng Trần Khánh Dư. Đây cũng là ngày hội cầu được mùa của cư dân biển nơi đây.
Một truyền thống văn hóa mà người dân nơi đây luôn tự hào là ngay từ thế kỷ 11, Quan Lạn đã là một trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng, tàu bè ra vào tấp nập. Hiện nay, trên đảo còn có rất nhiều di tích liên quan tới thương cảng đó. Điều này cũng giải thích vì sao giữa chốn biển khơi mênh mông lại có những ngôi chùa to lớn cùng nhiều di chỉ khảo cổ.
Từ bến tàu của đảo Quan Lạn, du khách di chuyển khoảng 5km là đến cụm di tích văn hoá gồm có: Đình- Chùa- Miếu liền kề nhau. Tại đây có ngôi đình Quan Lạn được xây dựng từ thế kỷ 18 trong bề thế. Hiện nay ngôi đình này vẫn giữ lại gần như nguyên vẹn, các đường nét chạm khắc hoa văn tinh xảo của những người thợ tài hoa đến từ xứ Thanh Hoá, Nghệ An.
Bên cạnh đình là chùa Quan Lạn (Linh Quang tự) thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Cạnh chùa Quan Lạn là Miếu Nghè Quan Lạn (miếu Đức Ông) thờ Phạm Công Chính, một người dân địa phương đã tham gia trận Vân Đồn lịch sử chống quân Nguyên và được suy tôn là Vị Thần.
"Nàng công chúa" đang bừng tỉnh
Huyện đảo Vân Đồn khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các khu du lịch, sản phẩm dịch vụ với 17 dự án quy mô lớn đang triển khai. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện đáng kể.
Từ hơn 100 phòng năm 2004 lên gần 700 phòng đạt tiêu chuẩn, lượng khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan nghỉ dưỡng tăng từ 20.000 đến 30.000 lượt khách mỗi năm.
Anh Đình Anh, giám đốc khu resort Minh Châu tâm sự, anh và những người bạn khi lãng du ra đảo Quan Lạn cách đây gần mười năm và như bị “hớp hồn” bởi vẻ đẹp hoang sơ trên đảo. Chính vì vậy, anh đã mua đất và xây dựng khu resort hiện đại nhất trên khu bãi biển Minh Châu.
Môi trường trong sạch và vẻ đẹp hoang sơ với những bãi cát tắm trắng muốt như thủy tinh sẽ là thế mạnh hấp dẫn khách về lâu dài của bãi biển Minh Châu. Du khách đến đây có thể thong dong du ngoạn trên những đụn cát thủy tinh mà chỉ có miền Bắc này mới có, bởi đây chính là nguồn nguyên liệu để sản xuất thủy tinh mà biển đã ban tặng cho vùng đất này.
Ông Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn cho biết, các đảo trên địa bàn được bảo phủ bởi hệ thống rừng nguyên sinh và đa dạng về sinh học nên công tác bảo vệ môi trường được huyện ưu tiên hàng đầu. Huyện đang thí điểm mô hình “cho thuê môi trường để phát triển du lịch” và quan tậm đặc biệt là du lịch sinh thái.
Ông Minh khẳng định, dù có tiềm năng về khoáng sản, song huyện đảo Vân Đồn sẽ không cho phép khai thác khoáng sản, quặng, mà sẽ tập trung phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao…
Để du lịch phát triển xứng tầm với tiềm năng, Vân Đồn đang rất cần nâng cấp và mở rộng các đường xuyên đảo, bến cảng, xây dựng cảng du lịch./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Một mình ngắm biển xanh thăm thẳm, thả mình trong làn nước mát, phơi nắng trên bãi cát vàng mịn màng, đón ngọn gió biển mặn nồng, cảnh thiên nhiên hoang sơ này chỉ có ở Phú Quốc.
Nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu có từ lâu đời và tạo nên bản sắc văn hoá riêng hấp dẫn khách du lịch. Năm 2002, Mai Châu được dự án xây dựng cơ sở làng nghề đầu tư nhằm tạo cơ sở ban đầu cho phát triển du lịch làng nghề.
Nằm trên sông Tiền, giáp giữa Đồng Tháp và An Giang, với chiều dài 12km, chiều rộng 7km, bốn bề sum suê cây trái, cù lao Giêng còn có nhiều di tích, kiến trúc xưa từ thời Pháp thuộc đáng để lữ khách phương xa khám phá
Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang, với chúng tôi câu ca dao trên luôn là nỗi ám ảnh trong suốt hành trình khám phá sông Hương…
Có người ví Hương giang như một cô gái Huế, không chỉ mang hình dáng kiều diễm làm đắm say lòng người, mà dòng sông ấy còn chất chứa thẳm sâu trong lòng nhiều bí ẩn của dấu xưa ngàn năm…
Nếu như dòng Hữu Trạch được xem là nhánh sông phụ, thì dòng Tả Trạch dài khoảng 67km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, qua nhiều ghềnh thác hùng vĩ, sau đó chảy qua thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông) trước khi hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng thành dòng Hương giang lững lờ trôi về phía biển
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.