Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề làm nem ở Lai Vung

“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.

 

Nếu Sa Đéc có làng hoa Sa Đéc thì huyện Lai Vung cũng nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Nam Bộ với nghề làm nem truyền thống. Nằm ở phía Bắc sông Hậu, làng nghề làm nem ở Lai Vung được hình thành hơn 60 năm nay và là một trong những làng nghể lâu đời nhất ở địa phương, nằm trong số gần 30 làng nghề được tỉnh Đồng Tháp công nhận. 

Đặc sản nem Lai Vung từ lâu đã nổi tiếng với hương vị ngon đặc biệt. Thong thả mở từng lớp lá chuối, chắc chắn bạn không thể cầm lòng trước miếng nem tươi đỏ hồng điểm xuyết những hạt tiêu đen, vài lát tỏi trắng mỏng. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm…

 

Nghề làm nem cũng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27-300C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay. Vì vậy mà ở Lai Vung có câu vè : “Từng gói, từng gói nếu ai không giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn viên thịt, để lá ít thì nem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”
 

Một cơ sở sản xuất nem Lai Vung, Đồng Tháp
 

Tương truyền rằng, những ông tổ của nghề làm nem lúc đầu làm ra món ăn này  chủ yếu để cúng kiến, giỗ tiệc, lễ tết. Sau này thấy ăn ngon miệng, dễ làm nên nhiều nguời Lai Vung quyết định học cách làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ, lẻ, rồi sau đó truyền miệng cho nhau nên việc buôn bán nem cũng phát triển theo những chuyến xe đò, chuyến phà miền Tây và tới thập niên 1980-1990 đã trở thành mặt hàng bình dân được ưa chuộng. Đến năm 2000, Lai Vung đã có hàng chục lò nem tên tuổi như Út Thẳng, Tư Minh, Năm Thơ… Huyện Lai Vung cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho làng nghề mình với tên gọi “nem Lai Vung”, mỗi ngày sản xuất ra hơn 300 ngàn chiếc nem lớn nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động…

 
Một khi đã tới địa phận Đồng Tháp hẳn bạn không thể quên mua vài chục nem Lai Vung về làm quà cho bạn bè và nguời thân. Giá 1 chục nem nhỏ khoảng 4.000đ, nem lớn 1 chục 8.000đ, các loại nem đặc biệt từ 10.000-15.000đ. Mùi vị đậm đà của chiếc nem Lai Vung chắc chắn sẽ làm khách thập phương lưu luyến mãi khi nhớ về một Đồng Tháp hiền hòa.
 

 

(Nguồn: Báo Đồng Tháp)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Làng nghề áo dài Trạch Xá
  • Nghề nuôi cấy Ngọc Trai ở huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh
  • Làng đúc đồng Ngũ Xã
  • Lễ hội quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
  • Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Ðốc...
  • Làng nghề nặn tò he Xuân La
  • Nghề dệt thổ cẩm của người Thái (Sơn La)
  • Hoàng thành Thăng Long - di vật ngàn năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com