Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề nắn nồi ở Hòn Đất – Kiên Giang

Trong khi có nhiều làng nghề đang dần bị mai một bởi sự thay thế của những tiến bộ của công nghệ, thì nghề làm nồi đất ở huyện Hòn Đất - Kiên Giang lại là một ngoại lệ khá thú vị trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống mang dấu ấn văn hóa vùng.

 

 

 

Hòn Đất là huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, với thành phần dân cư chủ yếu gồm ba tộc người chính là Việt, Khmer và Hoa. Từ thị xã Rạch Giá, du khách đi khoảng 30km theo Quốc lộ 80 về hướng tây bắc sẽ đến trung tâm huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Trãi rộng trên một không gian bao la, du khách sẽ bắt gặp những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn, đan xen vào không gian ấy là cảnh mây trời và núi rừng, có cả cảnh biển bao la đang ẩn hiện trước mắt.
 
Hòn Đất không những được du khách biết đến bởi nền văn hóa Óc Eo rực rỡ, đánh dấu một thời kỳ văn hóa - lịch sử của vương quốc cổ Phù Nam, hay hệ thống những di tích lịch sử đã đi vào huyền thoại như Di tích lịch sử - văn hóa Ba Hòn (Hòn Me, Hòn Đất, Hòn Sóc). Câu chuyện về chị Sứ (Phan Thị Ràng) trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, mộ chị Sứ… mà còn có biết bao dấu ấn văn hóa đặc trưng của văn hóa vùng sông nước, trong đó nghề làm nồi đất là một trong những nghề được xem là căn bản và đặc trưng nhất nơi đây.
 
Như đã nói ở trên, từ lâu, nghề làm nồi đất đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của biết bao người dân vùng Hòn Đất. Nghề làm nồi đất là tên gọi chung để chỉ nghề làm các dụng cụ nhà bếp dùng trong sinh hoạt như: cà ràng (bếp lò có ba chân), nồi (các cỡ), ơ, chảo, tất cả đều được làm bằng đất.
 
Nghề làm nồi đất của Hòn Đất ra đời vào khoảng thế kỷ XX. Tương truyền, vị tổ nghề là một người Khmer. Nghề này phát triển nhất vào mùa nông nhàn, khi vụ gặt vừa xong người ta lại chuyển sang nghề làm nồi đất, vừa tiết kiệm thời gian vừa có thêm thu nhập. Với nghề làm nồi đất, nguyên liệu chính vẫn là đất sét – vốn sẵn có ở vùng đồng bằng nam bộ này. Tưởng chừng như khá dễ dàng, nhưng nghề làm nồi đất cũng khá vất vả và cần khá nhiều kinh nghiệm lẫn sự khéo léo của đôi tay người thợ. Đất sét dùng để chế biến phải thật dẻo, mịn và chắc, chịu nhiệt và kết dính tốt. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải tiến hành khá nhiều công đoạn từ khâu chọn đất, nhào nặn, vỗ và tạo hình sản phẩm, làm bóng và tạo hoa văn cho sản phẩm.
 
Qua các công đoạn kể trên, người ta xếp các sản phẩm lên những tấm ván để phơi ngoài sân nắng, cho các sản phẩm kiệt nước. Khoảng sau một tuần hoặc 10 ngày, người ta bắt đầu cho các sản phẩm bằng đất sét vào lò nung. Tùy vào độ dày mỏng của các sản phẩm khác nhau mà người ta sẽ xếp theo trật tự “dày trong - mỏng ngoài”. Khi “đốt lò”, thợ đứng lò sẽ xếp các sản phẩm khắp khuôn lò, nhét rơm khô vào bên trong các bình. Đồng thời chất thêm rơm và than củi bên trên các sản phẩm để chín đều từ trong ra ngoài, hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn đến hiện tượng sản phẩm bị rạn nứt hoặc “chín” không đều. Mặc dù ngày càng có nhiều sản phẩm dùng trong nhà bếp làm bằng những nguyên liệu kim loại hoặc hợp kim khá thuận tiện, tuy nhiên, với sở thích riêng, nghề làm nồi đất ở Hòn Đất – Kiên Giang vẫn tìm thấy một vị trí nhất định cho mình.
Có vậy mới biết, sức sống của một làng nghề truyền thống không những phải phù hợp với nhu cầu cuộc sống, mà còn là câu chuyện của thời gian, của quá khứ và những những kỷ niệm đẹp, mang bóng dáng của miệt đồng quê, không dễ lãng quên.
 

 

(Theo travel)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Làng cổ bên sông Thiên Đức
  • Bà Nà - Nàng tiên xanh
  • Mùa hè đi biển Ninh Hòa
  • Tục thờ cá voi của ngư dân Nam Bộ
  • Vẻ đẹp Đà Nẵng
  • Làng thêu ren Quất Động
  • Làng đá Non Nước
  • "Biển" trên cao nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com