Nhờ chính sách mở cửa của đất nước, nghề truyền thống chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sừng trâu bò của làng Thụy Ứng (Hà Nội) đã hồi sinh sau nhiều năm dài mai một.
Làng Sừng là tên gọi nôm na của làng Thụy Ứng (huyện Thường Tín - Hà Nội). Bước vào làng, du khách ngỡ như lạc vào một thị trấn với những ngôi nhà cao tầng hiện đại, đường đi trải nhựa thẳng tắp. Tuy vậy, những ngôi nhà dọc theo trục đường chính của làng vẫn thể hiện nét đặc trưng truyền thống của làng nghề này, với những cặp sừng bò vươn lên ngạo nghễ, những con rồng, phượng, rùa, khung tranh ảnh, lược và vô số sản phẩm mỹ nghệ khác được trưng bày trong tủ kính. Tất cả các sản phẩm này đều được làm từ sừng trâu bò.
Người làng Sừng có nghề làm sừng từ hơn 400 năm qua. Theo các cụ già ở đây kể lại thì vào khoảng thế kỷ 16, cụ tổ nghề là một người thợ thủ công của làng. Thấy dân nghèo quá, cụ lặn lội phương xa học được nghề làm lược sừng, rồi về truyền dạy lại kỹ thuật cho dân làng. Nhờ có nghề, cuộc sống của người dân trở nên no ấm.
Trong giai đoạn từ những năm 1950 đến 1970, nguồn lược sừng chủ yếu cung cấp cho người dân các tỉnh miền bắc đều là sản phẩm của làng Sừng. Thời bao cấp, trâu bò được xem là nguồn sức kéo chủ yếu, giết mổ phải xin phép, nên làng không kiếm đâu ra đủ khối lượng sừng để làm lược. Mãi đến năm 1986, khi đất nước chuyển sang thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, trâu bò trở thành hàng hóa, giết mổ tự do, nghề sừng tưởng đã mai một lại dần dần hồi sinh. Dân làng không chỉ quay lại nghề làm lược mà còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với đời sống hiện đại. Vốn là nghề phụ, nhưng những sản phẩm từ sừng đã mang lại cho dân làng nguồn thu nhập chính, cao hơn hẳn nguồn thu từ nông nghiệp. Hiện nay làng có gần 800 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu. Theo trưởng thôn Nguyễn Tuấn Anh thì làng có đến gần 90% số hộ làm nghề sừng. Anh kể: "Làng nghề được chính thức công nhận vào tháng bảy năm 2008. Và có thể nói, ở làng Sừng chúng tôi, ai nên khôn đều phải qua nghề làm lược".
Trong ngôi nhà nhỏ bên đường, một ông già vóc người nhỏ thó đang say mê làm tác phẩm Long phượng kỳ duyên cao hơn 1,5m. Ở tuổi 70, bác Nguyễn Văn Kiến hiện là một trong những nghệ nhân giàu kinh nghiệm nhất làng. Bác nổi tiếng với những tác phẩm sừng mỹ nghệ như Tam long hý thủy; Lưỡng long chầu nguyệt... Ðể làm hoàn thiện một con rồng phải qua mấy chục công đoạn, từ cán ép, cưa, mài, đục, uốn... Một số tác phẩm, bác Kiến phải cặm cụi cả tháng mới làm xong, mặc dù vậy giá bán chỉ khoảng hai triệu đồng.
Bác Kiến làm nghề từ năm 13 tuổi, bắt đầu với việc làm lược sừng. Bước sang tuổi 25, chàng thanh niên ấy chuyển sang làm những sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, đòi hỏi sự tinh xảo cao. Bác Kiến bảo: "Làm sừng rất khó, bởi mỗi chiếc sừng đều khác nhau, người thợ phải tùy theo từng chiếc sừng mà hơ, ép, cắt, uốn... Có cái sừng phải uốn cả chục lần, nhưng khó nhất là lúc tạo dáng sản phẩm".
Hơn 60 năm làm nghề, bác Kiến nay đã là một nghệ nhân bậc thầy, có thể làm tới hơn 80 mẫu sản phẩm khác nhau. Rất nhiều tác phẩm của bác đã được trưng bày tại các hội chợ gần xa và luôn được khách hàng ưa chuộng. Bác đã truyền những bí quyết của nghề cho các con cháu. Chính sự tỉ mỉ, đi sâu vào các chi tiết tinh xảo mà bác đã góp phần tạo nên nét độc đáo riêng cho sản phẩm làng nghề. "Tôi sẽ còn theo nghề tổ này cho đến lúc không còn sức nữa mới thôi"- Bác tâm sự.
Trong khi những nghệ nhân lão thành như bác Kiến say mê với các tác phẩm mỹ nghệ cao cấp, lớp trẻ trong làng chuyển hướng sang sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô lớn. Anh Trần Văn Thùy, 39 tuổi, là chủ một xưởng làm sừng với mười sáu lao động. Hằng ngày, họ cần mẫn làm từ bảy giờ sáng tới năm giờ chiều. Anh Thùy cho biết: "Tất cả các bộ phận của con trâu từ sừng, da, móng đều có thể sử dụng được, thậm chí lông đuôi trâu dùng để chế bàn chải". Giới thiệu về các công đoạn chế tác sản phẩm từ sừng trâu, anh cho hay: Ðầu tiên người thợ rút cái lõi cứng trong sừng trâu ra, sau đó họ hơ lửa hoặc luộc sừng trong dầu để làm mềm. Họ dùng máy ép thủy lực ép sừng cho bẹp ra, rồi cắt thành những mảnh nhỏ gọi là phôi. Từ phôi họ chế tác ra lược, thìa, bát đĩa, móc khóa, trâm cài tóc và các sản phẩm khác. Các sản phẩm thô này được đánh bóng và sẽ có mầu đen bóng tự nhiên ở cuối công đoạn. Sừng bò cũng được chế biến tương tự sừng trâu, nhưng với mầu vàng đặc trưng. Sừng bò chủ yếu được dùng làm sản phẩm mỹ nghệ. Giá cả sản phẩm cũng đa dạng, từ thứ rẻ nhất như cái lược 5.000 đồng, đến một bộ đầu bò châu Phi đã qua xử lý được bán với giá bảy triệu đồng (khoảng 416 USD).
Anh Thùy đã đầu tư hơn 50 triệu đồng mua sắm máy móc. Hiện mỗi người thợ của anh có thu nhập từ 1,2 đến 2 triệu đồng/tháng. Anh kể: "Do làng Sừng là đầu mối, nên dân làng đi khắp các tỉnh thành trong cả nước mua sừng, xương, da trâu bò về đây. Mỗi ngày làng nhập vào khoảng 50 tấn sừng, xương và da trâu bò. Sau khi sơ chế, một phần sừng và xương được bán cho các làng nghề thủ công khác, như làng nghề tiện Nhị Khê ở gần đây, và một làng chế tác sừng ở Nam Ðịnh".
Các sản phẩm của làng nghề sừng Thụy Ứng hiện được bán khắp nơi trong nước, nhất là trong các siêu thị, các cửa hàng mỹ nghệ lưu niệm tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ðặc biệt, các mặt hàng này hiện đang có thế mạnh trong xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái-lan, Anh, Mỹ... và là sản phẩm du lịch độc đáo của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm nổi tiếng nhất của làng Sừng là những bộ đầu bò châu Phi với cặp sừng vút cong ngạo nghễ, rất được khách hàng châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... ưa chuộng, do được chế tác hoàn toàn thủ công. Các nghệ nhân làng Sừng đã chinh phục được thị trường Trung Quốc, hằng năm xuất khẩu lược sừng và nhiều sản phẩm khác với số lượng lớn. Khách phương Tây cũng thường đến đây đặt hàng. Ðể chinh phục những thị trường hiện đại và khó tính này, người làng Sừng đã dựng mẫu trên máy vi tính. Những nỗ lực của họ đã được đền đáp. Anh Thùy cho biết: "Có nhiều khách phương Tây đến đặt làm một sản phẩm đơn chiếc như mặt khóa thắt lưng hay báng súng săn... Tất cả các nguyện vọng đó đều được đáp ứng, bởi chúng tôi luôn nghĩ rằng mình phải làm sao để thế giới biết về sản phẩm làng nghề và đôi bàn tay tài hoa của người thợ Việt Nam".
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Cuộc “hôn phối” giữa nét kiến trúc xảo diệu của xứ kinh kỳ và âm hưởng phóng khoáng của cuộc sống vùng sông nước Nam bộ đã mang lại vẻ đẹp hiếm có cho ngôi nhà trên trăm tuổi, vẫn còn khá nguyên vẹn ở Long An.
Chùa Bích Động- Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, xã Ninh Hải (Hoa Lư) được xây dựng vào thời Hậu Lê, ở một vị trí đẹp, xung quanh là dãy núi Phi Vân Sơn giăng trùng điệp, ngút ngàn cỏ cây hoa lá và dòng sông uốn lượn...
Người ta biết đến vùng đất Đọi Sơn bởi nghề làm trống, nổi tiếng nhất là làng Đọi Tam. Trống làm bằng da trâu cái tiếng kêu giòn, vang. Nay dân Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) lại nổi danh với sáng tạo đặc biệt khác: vẽ tranh lên mình trâu.
Đến với TP HCM những ngày cuối năm, du khách sẽ thấy được cuộc sống sôi động, ồn ào nhưng rất bình dị, đời thường của con người nơi đây. Một số hình ảnh đăng tải trên New York Times.
Thuộc tỉnh Đồng Tháp, làng hoa Sa Đéc có hơn 1.500 hộ trồng hoa trên diện tích gần 250 ha. Vào dịp Tết, hoa vùng này được các thương lái về tận vườn thu mua, chuyển đi hầu hết các tỉnh Nam bộ, tấp nập trên bến dưới thuyền.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”