Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thăm làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc, tiếng Chăm gọi là Paley Hamuk, cách trung tâm thành phố khoảng 10 cây số. Đây là làng nghề truyền thống lâu đời nhất, có đến 80% số hộ sống với nghề gốm. Theo truyền thuyết, vợ chồng ông Poklong Chanh đã dạy cho phụ nữ Chăm làm nghề này và được xem là “ông Tổ” nghề gốm; hàng năm được cúng bái vào dịp lễ Katê. Tất cả phụ nữ Chăm đều biết làm gốm từ bé. Ban đầu là những sản phẩm đơn giản và dần dần phức tạp hơn. Khi có chồng, người phụ nữ Chăm ở Paley Hamuk phải biết làm các sản phẩm từ ấm đất đến lu đựng nước... Đó là nét đẹp truyền thống của cư dân nơi đây. Paley Hamuk có những bước thăng trầm nhưng nay đã tồn tại và phát triển mạnh, được cả thế giới biết đến...

Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét sông Quao và đốt lộ thiên nổi tiếng khắp thế giới.

Gốm Bàu Trúc đặc biệt trước hết vì mọi khâu sản xuất đều được làm bằng tay cùng vài dụng cụ đơn giản là thước, dao kẽ nét trên gốm... Nghệ nhân Bàu Trúc không dùng bàn xoay để tạo hình sản phẩm. Nguyên liệu chính làm gốm Bàu Trúc là đất sét lấy từ sông Quao. Điểm đặc biệt của loại đất này là độ dẻo và bền sau khi qua lửa. Từ một cục đất sét và bàn tay khéo léo, nghệ nhân Bàu Trúc nhồi nặn và đi ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh chiếc bàn nhỏ như cái trụ để tạo hình. Các chi tiết trên sản phẩm như quai, hoa văn đều được làm bằng tay nhưng vẫn có nét tinh xảo. Sản phẩm làm xong được đem phơi nắng. Sau khi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sản phẩm được chất trong đống củi và rơm lộ thiên đốt lên để nung.

Sau 4-5 giờ, sản phẩm đã “chín” - vẫn giữ được màu của đất sét tươi và những chỗ bị cháy xém có màu xám, đen tạo nên nét đặc trưng gốm Bàu Trúc. Bí quyết không làm rạn nứt khi đốt lộ thiên là khi pha đất sét với cát sao cho vừa phải chỉ có những nghệ nhân chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm mới có thể cảm nhận được bằng đôi bàn tay của mình.

Paley Hamuk luôn thu hút nhiều du khách không chỉ bởi nghề truyền thống độc đáo mà còn vì sự thân thiện của cư dân. Khách tham quan làng nghề có thể bắt tay tham gia làm ra sản phẩm với sự chỉ dẫn chương trình của người làm gốm. Khách tự tay làm ra sản phẩm sẽ rất thích thú – nhất là có thể mang về làm quà sau chuyến du lịch.

(Theo Du Miên // Cantho Online)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Đến Bình Châu - Hồ Cốc giải nhiệt mùa hè
  • Điều chỉnh quyết định thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng đến 2020
  • Ngút ngàn trảng cỏ Bù Lạch
  • Về Nha Trang ăn món bình dân
  • Về Tiền Giang sông nước miệt vườn
  • Non nước ngũ hành...
  • Thăm mộ Cao Văn Lầu
  • Tháp cổ Vĩnh Hưng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com