Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiết, Tết và dấu ấn văn hóa nông nghiệp

Đối với cư dân nông nghiệp, ngay từ thuở xa xưa thiên nhiên là điều kỳ bí, là thế giới của những thần linh với niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của tạo hóa, cùng với sự tiến bộ, cư dân nơi đây đã tạo nên được hệ thống văn hóa mang tính đặc trưng, trong đó Tết được xem là dấu ấn văn hóa có sức sống lâu bền, gắn liền giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

 


Đối với cư dân nông nghiệp, ngay từ thuở xa xưa thiên nhiên là điều kỳ bí, là thế giới của những thần linh với niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của tạo hóa, cùng với sự tiến bộ, cư dân nơi đây đã tạo nên được hệ thống văn hóa mang tính đặc trưng, trong đó Tết được xem là dấu ấn văn hóa có sức sống lâu bền, gắn liền giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

 

 

 

Ngày nay người ta vẫn thường gọi thời khắc giao mùa trong năm là “Tết”, như Tết Nguyên Đán để đánh dấu thời điểm bắt đầu một năm mới, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5), Tết Trung Thu (rằm tháng 8), nhưng đối với cư dân nông nghiệp xưa vốn dựa vào lịch mặt trăng hay còn gọi là âm lịch thì tất cả mọi yếu tố liên quan đến sinh hoạt của con người đều được thực hiện theo chu kỳ tự nhiên và trở thành những qui ước. Theo đó, trong năm được chia thành 4 tiết chính Xuân – Hạ - Thu – Đông, với 24 tiết nhỏ hơn, bao gồm: Lập Xuân, Vũ thủy, Kim trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Ứng với tiết Xuân có Tết Nguyên Đán, ứng với tiết Hạ có Tết Đoan Ngọ, tiết thu có Tết Trung Thu, tiết Đông có ngày Đông Chí. Từ chữ “Tiết” khi xưa, dẩn đã được Việt hóa thành “Tết” với những tiết chính đại diện cho từng mùa, trong đó Tết mùa xuân, Tết hạ và Tết thu được xem là nổi bật nhất và tiết đông gần như không để lại dấu ấn đặc biệt đối với cư dân nông nghiệp phương Nam.

 

Tết xuân hay vẫn thường được gọi là Tết Nguyên Đán. Trong từ Hán Việt, “Nguyên” có nghĩa là "đầu tiên, bắt đầu", "Đán" là "buổi sáng", vì vậy Tết Nguyên Đán có thể được hiểu một cách nôm na là: Buổi sáng khởi đầu cho một năm mới, và là thời điểm bắt đầu của tiết Xuân.
 

 

Trong ngày Tết Nguyên Đán, người ta thường thực hiện các nghi lễ cúng tế đất trời, tổ tiên, đi chùa hái lộc thật vui tươi và sôi nổi. Đồ ăn thức uống xưa luôn mang ý nghĩa nhân sinh quan và vũ trụ sinh quan một cách rõ ràng, thể hiện thế giới tâm linh vốn tồn tại bất biến trong mỗi con người. Có thế nói, về ẩm thực bánh chưng trong câu chuyện Lang Liêu dâng bánh cho vua Hùng là một câu chuyện mang tính huyền sử để giải thích cho sự ra đời của chiếc bánh vốn đã phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ từ xưa đến nay. Gói trong chiếc bánh là những giá trị văn hóa nông nghiệp độc đáo nhất. Đó có thể xem là mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên với con người và cách ứng xử giữa người và người. Về quan hệ con người và tự nhiên, chiếc bánh là kết tinh của những sản vật, thành quả con người làm nên trong quá trình lao động khi tương tác trực tiếp cùng tự nhiên và cũng từ đó trở thành lễ vật tạ ơn thần linh, đất trời, thắt chặt thêm mối quan hệ làng - xóm vốn có. Với mối quan hệ cộng đồng có tính cố kết cao, được xem là nét đặc trưng của cư dân thuộc nền văn hóa nông nghiệp, Tết chính là dịp để người ta thể hiện rõ nét nhất điều đó trong các mối quan hệ làng nước. Tết là dịp để người ta nhớ về tổ tiên, tiêu biểu là giỗ tổ Hùng Vương trong dịp mồng 10 tháng 3, và vui cùng những lễ hội làng trong dịp đầu xuân cũng như các lễ hội chùa diễn ra khắp nơi trong dịp xuân về. Vì sao các lễ hội lớn đều tập trung vào tiết xuân, có thể giải thích điều này bằng quan niệm về mùa và tiết của năm. Tiết xuân là tiết khởi đầu, là thời điểm trời đất giao hòa vạn vật tốt tươi và cũng là thời điểm con người có cơ hội được giao hòa cùng trời đất với niềm mong ước được gặp nhiều may mắn trong suốt cả năm. Những giá trị văn hóa nông nghiệp vốn dĩ được xem là đơn sơ, mộc mạc mà mỗi người Việt Nam khi sống trong đó luôn cảm thấy quá đỗi bình dị thế nhưng khi chuyển sang một môi trường văn hóa đô thị, cảm giác đầu tiên mà ai cũng gặp phải chính là những cú shock văn hóa, có sự khác biệt cơ bản về không gian, lối sống và lề lối sinh hoạt. Đề rồi cái cảm giác mong được về quê trong 3 ngày Tết thật khó tả. Hễ ai nhắc đến chữ “về quê ăn Tết”, trong lòng chợt dâng trào cảm xúc về hình ảnh của đồng lúa, đàn trâu và ngôi nhà quê mộc mạc, của những gương mặt thân quen và một không gian Tết đầy rộn rã những câu nói cười và thăm hỏi nhau ân cần như những người thân. Nếu đi xa vào dịp Tết, nhất là khi ở xa quê hương ai cũng cố hình dung về không khí Tết. Giản đơn thôi, chỉ vài chậu hoa trước nhà, bàn thờ tươm tất khói hương, cặp dưa hấu đỏ dán giấy hồng điều đỏ mang chữ “Phúc”, “Lộc”, một nhành mai xuân cũng đủ ấm lòng. Dù ở đâu, tết quê nhà vẫn là vui nhất, vì nơi ấy mang hơi ấm của quê hương.

 

 

 

(Theo travel)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Thừa Thiên Huế: Nô nức trẩy hội Điện Huệ Nam
  • Áo bà ba - Nét xưa nhìn lại
  • Tết Nguyên tiêu
  • Nhộn nhịp xin lộc bà chúa Kho
  • Đợi xuân trẩy hội Lồng tồng
  • Trẩy hội chợ Viềng
  • Tưng bừng lễ hội Gò Đống Đa
  • Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com