Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xanh như Cù Lao Chàm

Đến Hội An - Quảng Nam vào mùa này, du khách không thể không đến Cù lao Chàm. Khoảng 20 phút đi tàu canô hoặc cao tốc đưa bạn đặt chân lên một trong 8 hòn đảo xanh mướt này.

Cụm đảo Cù lao Chàm có tất cả 8 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích gần 40.000 héc ta xếp thành một vòng cung được đặt những cái tên hết sức dân dã: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông. Trong số này, chỉ vài hòn có người dân sinh sống với tổng số dân khoảng 3.000 người, còn lại tất cả đều hoang sơ như chưa hề có người đặt chân đến. Có lẽ đây cũng là nét độc đáo tạo nên thương hiệu Cù Lao Chàm.
 

Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, nằm cách trung tâm Hội An khoảng 20 km. Nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, đặt biệt vào mùa hè - mùa nóng nhất trong năm. Vào thời điểm này, màu xanh của núi rừng, màu xanh của biển hòa quyện vào nhau tạo thành một màu xanh bất tận. Những bãi tắm được ưa chuộng như bãi Hương, bãi Ông trở nên thân thuộc với những ai đã từng đến đây. Bởi các bãi tắm này còn khá tự nhiên, nước biển rất trong xanh, bãi tắm phẳng, ít sóng nên rất an toàn.
 

Sau khi nghỉ ngơi tắm biển, bạn có thể đi loanh quanh để khám phá hệ thực vật. Có thể nói, ít nơi nào có hệ thực vật phong phú như Cù lao Chàm, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Thưởng thức những món đặc sản như bào ngư, ốc vú nàng, cua đá… cũng là một khám phá hết sức thú vị. Các rạn san hô với khoảng 135 loài ở khu vực biển Cù lao Chàm cũng là nơi các công ty du lịch đưa vào "thực đơn" với dịch vụ lặn được nhiều du khách ưa thích.
 

Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, số ít kiếm sống bằng nghề khai thác tổ yến. Nguồn tài nguyên này, theo ông Lê Văn Giảng - Chủ tịch UBND thành phố Hội An, đã mang lại nguồn lợi lớn cho người dân. Có lẽ chính vì lẽ đó mà họ rất ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Hầu như trong làng không bao giờ có trường hợp người dân tự ý khai thác, chặt phá cây rừng bừa bãi. “Về phía chính quyền, chúng tôi cũng rất hạn chế việc cho triển khai các dự án du lịch nhằm giảm thiểu tác động của con người vào đảo”, ông Giảng nói.
 

 

Khi Cù Lao Chàm đã chính thức nằm trong danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO, không chỉ người dân nơi đây mà cả du khách cũng phải ý thức cao hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Ngày nay, khi Cù Lao Chàm đã chính thức nằm trong danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO, việc bảo vệ môi trường nơi đây càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Ý thức của việc bảo vệ môi trường không còn là riêng của người dân, mà bất cứ một du khách nào đến thăm hòn đảo sinh đẹp này đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.
 

Bà Đỗ Thị Mai sinh sống trên đảo cho biết chính quyền địa phương vừa ra quy định người dân không được sử dụng bao nilông, nếu bị phát hiện thì sẽ nộp phạt 15.000 đồng. Đối với du khách cũng vậy. “Chúng tôi thấy quy định này không có gì là khó thực hiện, mọi người đều vui vẻ chấp hành. Để tiện cho sinh hoạt, chúng tôi tự chế ra những túi đựng bằng giấy dùng gói đồ cũng rất tốt, lại có thể bảo vệ được môi trường”, bà Mai hào hứng nói.

(Theo Thanh Hải/TBKTSG Online)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Đường lên Điện Biên hôm nay
  • Ngôi làng cổ kính bên Hồ Tây
  • Về thăm đất Mũi
  • Một ý tưởng cho Đồi Dương
  • Chơi golf mini ở “thủ đô” resort
  • Chuyện ở Cội Nguồn và Sao Biển
  • Hải Đăng – Khe Gà, chỉ đứng nhìn từ xa!
  • Vườn quốc gia Ba Vì - Hoang sơ và huyền thoại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com