Còn nhớ, nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên khi bắt đầu ra mắt thị trường đã mời khách uống thử sản phẩm tại các trung tâm thành phố lớn. Người Sài Gòn uống thử rất nhiều, người Hà Nội uống ít hơn, người miền Trung gần như không uống.
Một nhà văn hóa sau đó khái quát hóa rằng vì người miền Trung không bao giờ cho phép mình ăn uống “đầu đường xó chợ”. Người Bắc “bảo thủ” hơn, ngại thay đổi, thường làm theo truyền thống và thói quen. Họ nghĩ: “Ông tôi, bố tôi đều làm như vậy nên tôi cũng sẽ làm như vậy”. Người miền Nam năng động hơn cả.
Nếu ra phố Sài Gòn, bạn thản nhiên khi thấy người bán hàng, nhân viên lễ tân cúi gập người chào thì ở Hà Nội, bạn không tin vào tai mình khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp.
“Khi không hiểu sâu về văn hóa, anh sẽ không làm kinh doanh tốt được”, người kể cho tôi nghe câu chuyện trên vốn là một nhà tư vấn kinh doanh, kết luận bằng một câu như vậy.
Vậy thì văn hóa nào là của người Sài Gòn, văn hóa nào của người Hà Nội? Cuộc tranh cãi này chưa bao giờ có hồi kết. Công chúng không dễ đồng ý với bạn khi bạn đưa ra một tên gọi hay gắn cho chúng một tính từ nào đó. Nhưng bạn có thể cụ thể hóa được phần nào cái gọi là văn hóa người Hà Nội hay người Sài Gòn bằng những câu chuyện kể.
Khi tôi lần đầu “vô Sài Gòn”, ngồi ăn cơm ở căng-tin của cơ quan tôi luôn miệng chào “ăn cơm với em” mà không biết mọi người nhìn mình cười độ lượng. Một đồng nghiệp sau đó nói rằng nếu tôi mời cơm ai thì họ sẽ ăn, còn với người Hà Nội, mời cơm được hiểu theo nghĩa chào xã giao (“Tôi ăn cơm đây, anh cứ làm việc của mình đi”). Ai mà ăn thì rất dễ... bị ghét.
Không ngạc nhiên khi ở Sài Gòn bạn gặp một anh có vẻ quê quê, đi xe cà tàng, áo quần xuề xòa nhưng thực tế lại là một đại gia. Ở Hà Nội, thậm chí có những người đi ôtô, áo quần sành điệu có khi ví lại mỏng dính. Người Hà Nội thích ăn mặc có gu riêng, chứng tỏ bản thân hơn người khác trong khi dân Sài Gòn mặc sao gọn gàng là được.
Người Sài Gòn rất bộc trực và không khách sáo như người Hà Nội. Họ ít khi hỏi về gia đình bạn hay bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá bạn qua cách bạn sống với mọi người ra sao.
Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu lý giải các câu chuyện trên rằng bởi Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, nép mình nhờ sự bảo vệ của sông Hồng. Còn Sài Gòn vừa là đô thị trẻ vừa là một bến cảng quốc tế. Sông Sài Gòn thông với biển, có xu hướng “mở” và luôn bị ảnh hưởng bởi thủy triều tuy không gần biển.
Ngay từ 300 năm trước Sài Gòn đã là thương cảng, kinh tế hàng hóa phát triển. Các chúa Nguyễn khi Nam tiến đã chiêu mộ người từ xứ Quảng Nam, xa hơn là Trung và Bắc Trung bộ đến khẩn hoang lập ấp, cùng với người Hoa, người Khơme, Chăm... làm nên một Sài Gòn năng động mà vẫn ung dung thư thái, chân phương mà cởi mở, bộc trực mà dễ chịu.
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị... Sài Gòn đáng yêu thế nhưng với đa số người Bắc vào miền đất ấy, thích Sài Gòn nhưng rất yêu Hà Nội. Bởi Hà Nội là mảnh đất dù còn nhiều hạn chế của một nền văn hóa Bắc bộ khép kín nhưng đến một lần không dễ quên. Vùng đất kinh kỳ ấy có mưa xuân lất phất, có ngày Tết se se lạnh, có mùa thu nồng nàn hoa sữa, là những con đường heo may vàng lá sấu, là tiếng chuông chùa ngân vang trên mặt Hồ Tây lảng bảng sương, có gió sông Hồng thổi se sắt...
“Một Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà Nội rưng rưng heo may”, (nhạc sĩ Phú Quang) quả không dễ quên so với cái trầm mặc và buồn hiu hắt của Huế, cái xôn xao, hối hả, ngập tràn ánh sáng của Sài Gòn.
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Không ai phủ nhận các cô gái Hà Nội nói chuyện rất hay, tự tin, lưu loát. Người Sài Gòn nói không nặng như người miền Trung, không nói như hát như con gái Huế, và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội. Họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Các cô gái nói giọng mềm mại, ngọt ngào, và cũng rất tự nhiên, vui vẻ. Người Huế hay dùng các từ đệm như “o, mô, ni, chừ, răng...”, người Sài Gòn hay dùng các từ đệm như “nghen, hen, hén, ta, ghê”. Hà Nội “buôn dưa lê” thì Sài Gòn là “tám”. Người Sài Gòn xưng “con” thay vì “cháu” như ở Hà Nội...
Kể ra những điều dài dòng trên để thấy rằng, văn hóa là những giá trị lớn, nó có sức thuyết phục mạnh mẽ vô cùng song nó cũng là bức tường thành kiên cố nếu bạn không biết cách vượt qua. Người làm kinh doanh lại càng phải hiểu sâu về văn hóa khách hàng của mình.
Trên mảnh đất hình chữ S này, có bao nhiều điều khác biệt. Nhưng trong mỗi vùng miền, mỗi con người và trong chính những người sinh ra ở một miền, lớn lên ở một miền và cuộc đời tạo ra cơ duyên sống ở nhiều vùng miền khác, luôn có sự pha trộn văn hóa như sự chuyển động không ngừng của dòng chảy cuộc sống.
Khi bạn biết yêu Hà Nội, thích Sài Gòn, mến cái nắng gió miền Trung, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấu những bức màn văn hóa, có cơ hội thành công cao hơn những người khác. Sự đa dạng văn hóa giúp xã hội phát triển nhanh hơn là vì vậy.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Du lịch kết hợp với thăm quan các đình chùa, nơi sinh hoạt tâm linh đang trở thành một xu hướng được nhiều người quan tâm và những điểm du lịch như Yên Tử hay Đà Lạt với Thiền viện Trúc Lâm đã chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của nó đối với du khách. Sắp tới, tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, một công trình nữa sẽ được hoàn thiện để cùng với quang cảnh thiên nhiên trời nước tuyệt đẹp nơi đây, du khách sẽ được tĩnh tâm khi vãn cảnh chùa - đó chính là đền chùa Cái Bầu, huyện Vân Đồn.
Khi thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội, họ bắt đầu quy hoạch thành phố này nhằm phục vụ cho mục đích bình định của mình. Nhiều kiểu kiến trúc thuần Pháp được mang sang Hà Nội và người dân có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh một đô thị Pháp giữa lòng Thăng Long cổ kính.
Khi những cánh én đã bắt đầu chao liệng trên bầu trời, khi cái nắng hanh hao thưa nhặt tràn ngập phố phường, khi những cánh đào rưng rưng xòe tán, ấy là lúc mùa hoa cải ngập tràn trên những cánh đồng.
Ngồi thuyền máy xuôi sông Hậu thăm chợ nổi Cái Răng, du ngoạn Hà Tiên thơ mộng, thưởng ngoạn món đặc sản vùng sông nước... VnExpress.net ghi lại vẻ đẹp của vùng đất Tây Nam.
Đối với tôi, Cúc Phương là cuốn sách giáo khoa sinh học đẹp nhất, kỳ diệu nhất. Rừng nhiều tầng, những “nhà máy tổ mối” rải rác trong rừng, những con kỳ nhông đổi màu, những cây chò chỉ vươn cao kiêu hãnh, những cây đa bóp cổ hình dáng kỳ quặc, nấm và địa y, hoa dại và hằng hà sa số bươm bướm...
Cơm lam, cái tên không lạ của đồng bào miền núi các tỉnh phía bắc. Còn với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ở tỉnh ta thì cơm lam nó đơn giản là cơm nướng bằng ống tre, có lẽ xuất xứ của nó từ hồi chưa có công cụ sắt, nhôm, đồng… khi đó đồng bào dùng ống tre, ống lồ ô, ống nứa thay nồi, vì vậy không chỉ có cơm nướng trong ống mà thịt cũng nướng trong ống và canh cũng nấu trong ống.
Kiên Giang có nhiều đảo, nhưng muốn hoang sơ và gần, du khách nên chọn các đảo của huyện Kiên Lương. Đến đây, du khách vừa thưởng ngoạn sơn thủy vừa có chuyến khám phá thú vị, gần gũi với thiên nhiên hoang sơ...
Vừa ra khỏi bìa rừng, trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã khiến tôi bàng hoàng. Con đường từ ngã ba Minh Hưng, theo Quốc lộ 14 chừng 20 km tới trảng cỏ Bù Lạch, anh Nguyễn Duy Hồng, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước, luôn miệng ca ngợi cái trảng cỏ rộng khoảng 500 ha với 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau nằm giữa khu rừng nguyên sinh trải từ trảng cỏ này tới Đắk Nông.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”