Cây sanh gốc cổ thụ, được định giá hơn 20 tỷ đồng, ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. (Nguồn: Internet)
Tỉnh Nam Định, vùng đất có bề dày truyền thống lâu đời, là nơi sản sinh ra nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng, với khoảng 100 làng nghề; trong đó có 18 làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm.
Nhiều làng nghề đã nổi danh khắp cả nước như đồ gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, trồng hoa cây cảnh Vị Khê.
Tỉnh Nam Định cũng được du khách cả nước biết đến với hơn 1.600 Di tích lịch sử-văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống như đền Trần, chùa Tháp Phổ Minh, đền Bảo Lộc, Phủ Dày, chùa Cổ lễ...
Năm 2010, lần đầu tiên ngành du lịch Nam Định đã đón được 2 triệu khách du lịch. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự đóng góp của các làng nghề trong thành tích này vẫn còn hết sức khiêm tốn mặc dù một số làng nghề của địa phương này hội tụ một số yếu tố để thu hút du khách như có cảnh quan đẹp, có nghề truyền thống lâu đời và các sản phẩm độc đáo, tinh xảo.
Theo ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, việc khai thác, phát huy các giá trị du lịch làng nghề của tỉnh Nam Định hiện vẫn còn nhiều hạn chế và du lịch làng nghề của tỉnh nhà chỉ mới ở dạng "tiềm năng chưa được đánh thức."
Tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhưng đang hoạt động theo kiểu tự phát và chưa được đầu tư nhiều để biến thành các sản phẩm hay thương hiệu du lịch. Các làng nghề tại địa phương vẫn "chưa thực sự sẵn sàng" để đón khách du lịch và chưa phải là một sản phẩm hấp dẫn. Có chăng hiện nay mới chỉ có làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê ở xã Điền xá, huyện Nam Trực, có khả năng phát triển mô hình du lịch Homestay.
Trên thực tế, trong số các làng nghề của tỉnh Nam Định hiện mới chỉ có làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê đang được một số công ty lữ hành đưa vào tour du lịch của mình.
Tuy nhiên, mỗi năm, làng nghề truyền thống có lịch sử trên 700 năm này cũng chỉ đón tiếp được vài ba trăm khách du lịch. Thời gian lưu lại của du khách không lâu do họ chỉ tiện đường kết hợp "ghé qua" trên đường tới thăm các địa danh khác trong tỉnh như bãi biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu, bãi biển Quất Lâm, Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy... Do vậy, chuyện thu lợi từ các dịch vụ phục vụ khách hoặc bán các sản phẩm làng nghề cho khách cũng không đáng kể.
Các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định vẫn còn thiếu nhiều thứ để có thể thu hút được du khách như hạ tầng cơ sở, bãi đỗ xe, nơi giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm, hướng dẫn viên, cơ sở sản xuất cho khách tham quan và trải nghiệm... Ở nhiều nơi, các làng nghề chưa có biển panô giới thiệu vị trí, tên, lịch sử của mình đặt tại các trục giao thông...
Ngoài ra, bên cạnh những thế mạnh riêng, điểm hạn chế lớn nhất của các làng nghề Nam Định là đều tập trung tại các vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại đang còn khó khăn. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các làng nghề truyền thống cũng chưa được tốt, gây ảnh hưởng không tốt tới việc tạo thương hiệu, điểm đến cho khách du lịch. Cảnh quan các làng nghề cũng đã ít nhiều bị "biến dạng" trước áp lực đô thị hóa ngày càng tăng và phong trào cơ khí hóa.
Theo ông Khương, để khai thác được "mỏ vàng" du lịch làng nghề của mình, trong thời gian tới tỉnh Nam Định sẽ quy hoạch không gian làng nghề trong đó vừa có không gian dành cho khách du lịch tham quan mua sắm, vừa có không gian dành cho phát triển sản xuất; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững và tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở bằng cách tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau.
Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng cần quan tâm đến việc chỉnh lý, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về các làng nghề cũng như công tác phục hồi và phát huy các lễ hội làng nghề, bồi dưỡng các hướng dẫn viên bản địa để trực tiếp vừa làm, vừa giới thiệu cho du khách.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch làng nghề trên nhiều kênh thông tin khác nhau./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Nhờ vào sự gia tăng lượng khách trong khu vực đi du lịch nội vùng, 2010 là một năm khá thành công với ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương. Trong xu hướng đó, con số 5 triệu khách quốc tế đến với Việt Nam cũng là kết quả đáng mừng của ngành du lịch.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Việt Nam để giúp loại hình này ngày càng phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có.
Nhìn lại năm 2010, du lịch Việt Nam dù còn quá nhiều tồn tại vẫn vượt khó để tăng trưởng. Thẳng thắn đánh giá những yếu kém của mình là cách tốt nhất để phát triển tốt hơn.
Việc du lịch Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu vào cuối năm 2010 đánh dấu dấu bước trưởng thành vượt bậc về chất của công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ở nhiều thị trường quốc tế với nhiều hình thức phong phú, đa dạng được tập trung vào các thị trường trọng điểm như Tây Âu, ASEAN, Đông Bắc Á, Trung Quốc…
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với lượng khách quốc tế đến thành phố trong năm 2010 ước đạt 3.100.000 lượt, tăng 20% so với năm trước.
Năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt khoảng 1,2 triệu lượt, tăng 18, 2% so với năm trước, còn lượng khách nội địa đến Thủ đô ước đạt 10,6 triệu lượt tăng 15,22% so với năm 2009.
Tại hội thảo liên kết phát triển du lịch khu vực trọng điểm quốc gia Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối tour, tuyến với Hà Nội tổ chức vừa qua, những yếu kém làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển du lịch Việt Nam lại một lần nữa được đưa ra "mổ xẻ". Thiếu tính liên kết, thiếu sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng khiến các tỉnh, thành chưa tạo ra tour, tuyến điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo để có thể níu chân du khách…
Ngày 15/12, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động cuộc thi sáng tác mẫu biểu chứng nhận và biểu trưng nhãn sinh thái "Bông sen xanh" từ 15-23/12, để cấp cho các cơ sở lưu trú của Việt Nam.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”