Các nhà lãnh đạo thế giới đã tích cực thảo luận về các phương thức chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi mà lợi nhuận sụt giảm trong ngành công nghiệp hàng không càng "tô đậm" sự lo ngại về tình trạng suy thoái kéo dài.
Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập một cuộc họp của các nhà tư vấn kinh tế hàng đầu tại Chicago (Mỹ) sau khi thảo luận tình hình cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay với các nhà lãnh đạo 9 nước đồng minh của Mỹ trong một loạt cuộc điện đàm.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng họp tại Brúcxen (Bỉ) để khẳng dịnh những đề xuất về một sự cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, sẽ được chuyển cho đương kim Tổng thống Mỹ George W. Bush vào cuối tuần tới tại Oasinhtơn (Mỹ).
Còn tại châu Á, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế đầu tiên cắt giảm lãi suất để giảm nhẹ tác động tiêu cực của sự suy giảm kinh tế thế giới sau những động thái tương tự trước đó của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE). Ngân hàng trung ương Hàn Quốc quyết định giảm lãi suất chủ chốt từ 4,25% xuống 4%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/06.
Tuy vậy, trong khi chính phủ các nước tập trung những nỗ lực nhằm khôi phục lòng tin, thì các tin xấu liên tục xuất hiện với việc hãng hàng không British Airways kêu ca về "điều kiện kinh doanh khó khăn ngoài sức tưởng tượng" khi thông báo lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng (tính đến tháng 9/08) giảm tới 92% so với cùng kỳ năm 2007, xuống còn 52 triệu bảng Anh (82 triệu USD).
Theo số liệu thống kê, British Airways đã lỗ ròng 42 triệu bảng Anh trong giai đoạn trên và số lượng hành khách giảm gần 4%. Giám đốc điều hành British Airways, Willie Walsh, nhận định đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
Những thông tin tương tự cũng đến từ hãng hàng không lớn nhất châu Á là Japan Airlines (Nhật Bản) với lợi nhuận kinh doanh giảm 47% trong giai đoạn nửa đầu của tài khóa 2008. Ngành công nghiệp hàng không là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và hãng hàng không lớn nhất châu Âu là Air France-KLM hồi tháng 10/08 thông báo sẽ tìm cách cắt giảm 1,2 tỷ euro trong 5 năm tới.
Một công ty lớn khác của châu Âu cũng chịu tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là Munich Re, tập đoàn tái bảo hiểm lớn thứ 2 thế giới, đã hạ thấp mục tiêu lợi nhuận năm 2008 sau khi kết quả sụt giảm trong quý III/08. Giám đốc tài chính của Munich Re cho biết sự biến động hiện nay trên các thị trường không cho phép hãng đưa ra một dự đoán lợi nhuận đáng tin cậy trong năm nay.
Trong khi đó, một trong 3 "đại gia" ô tô của Mỹ là Ford mới đây đã thông báo mức thua lỗ 129 triệu USD trong quý III/08, và sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động của hãng. Tuy vậy, con số trên vẫn thấp hơn so với mức thua lỗ 380 triệu USD cùng kỳ năm 2007.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, chủ tọa cuộc họp tại Brúcxen, cho biết cuộc khủng hoảng tài chính-tín dụng toàn cầu trong những tháng vừa qua đã nhấn mạnh nhu cầu về sự hợp tác tốt hơn. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết châu Âu cần rút kinh nghiệm từ những lo ngại gần đây.
Tuy vậy, các biện pháp trên dường như không tác động nhiều tới các thị trưởng lớn ở châu Âu khi chúng chỉ nhích lên chút ít, trong khi châu Á vẫn phải chứng khiến cảnh giá cổ phiếu sụt giảm. Vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ở châu Âu, các thị trường chứng khoán Luân Đôn (Anh) tăng 2,01%, Frankfurt (Đức) tăng 1,35% và Pari (Pháp) tăng 1,17%.
Tại châu Á, chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 3,55% sau khi có lúc giảm tới 7% trước lời cảnh báo về lợi nhuận sụt giảm của Toyota (Nhật Bản). Trong khi đó, thị trường chứng khoán Xítni (Ôxtrâylia) giảm 2,4%. Theo nhà phân tích Ben Potter của IG Markets ở Ôxtrâylia, bất chấp những mức cắt giảm lãi suất ở Anh và châu Âu, các thị trường vẫn sụt giảm trước những lo ngại về tình trạng kinh tế thế giới suy yếu.
Các nhà đầu tư cũng tỏ ra lo ngại sau khi báo cáo về thị trường lao động của Mỹ trong tháng 10/08 cho hay 200.000 việc làm ở nước này đã "bay hơi" do sự yếu kém của nền kinh tế. Theo nhà kinh tế trưởng Clifford Bennett của Sonray Capital Markets ở Ôxtrâylia, giới đầu tư đang bắt đầu cho rằng Mỹ có thể phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế mạnh nhất và dài nhất trong lịch sử.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Câu chuyện về những resort ở Việt Nam gần đây đang nóng lên như một chủ đề mang tính thời sự. Nhiều bài báo, nhiều dư luận đang quan tâm lo lắng về hiện tượng “dịch resort ” bùng nổ tại các bãi biển đẹp nước ta. Có vẻ như nhà nhà đều làm resort, từ những khu đất tư nhân ven biển nhỏ hẹp 1000 – 2000 m2 của chủ đất địa phương đến những siêu quần thể resort hàng trăn hecta công bố rầm rộ tại nhiều tỉnh thành duyên hải miền Trung.
Bộ Xây dựng cho biết, tỉnh Hải Dương vừa lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử, danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích này; đáp ứng nhu cầu quản lý, bảo tồn và khai thác du lịch đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, cần phải có các giải pháp phù hợp để vừa phát triển hệ thống hạ tầng lân cận mà vẫn không ảnh hưởng đến khu di tích.
Ngày 29/10, Tổng cục Du lịch đã chính thức công nhận và gắn biển 5 sao cho khách sạn InterContinental Hanoi Westlake, nằm bên bờ Hồ Tây của Hà Nội với gần 360 phòng cao cấp.
Diễn đàn Du lịch ASEAN 2009 (ATF 2009) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 5-12/9/2009, quy tụ sự tham gia của của hơn 1.500 đại biểu, bao gồm bộ trưởng du lịch các nước thành viên, lãnh đạo các cơ quan du lịch và giới doanh nhân.
Sự kiện 10 công ty triển lãm hàng đầu Thái Lan tham dự Diễn đàn Công nghiệp triển lãm, hội nghị Việt Nam-Thái Lan là một trong nhiều hoạt động của chiến dịch mở rộng tiếp thị sẽ được các doanh nghiệp Thái Lan triển khai tại thị trường Việt Nam.
Thị trường thương mại, dịch vụ và du lịch tháng 10/2008 nhìn chung ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước tính đạt 87,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước.
Trong tháng 9-2008, ngành du lịch Hà Nội đã đón được 98.000 lượt khách quốc tế, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2007 và đón được gần 500.000 lượt khách du lịch nội địa. Trong 9 tháng qua,tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 5.416 ngàn lượt, tăng 7,9% so với cùng kỳ 2007, trong đó khách quốc tế là 945.000 lượt, tăng 4,2%; khách du lịch nội địa là 4.471 ngàn lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2007.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”