Du khách Pháp thăm phố cổ Nguyễn Thái Học, Hội An. (Ảnh: Công Điền/TTXVN)
Trong những năm qua, du lịch tỉnh Quảng Nam đã có bước tăng trưởng khá trên cơ sở phát huy giá trị của hai di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.
Từ năm 2000 đến nay, lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng bình quân hàng năm hơn 21%, doanh thu du lịch tăng bình quân gần 40%/năm.
Để đạt được kết quả trên, Quảng Nam đã phát huy được những giá trị di sản thiên nhiên ban tặng và làng nghề truyền thống để phát triển du lịch .
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam về vấn đề này.
- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật mà ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đã đạt được trong thời gian qua?
Ông Hồ Tấn Cường: Tỉnh Quảng Nam được xác định nằm trong vùng du lịch trọng điểm miền Trung, là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng du lịch sinh thái phong phú, đa dạng như khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (Hội An), khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh (Nam Giang), khu du lịch Phú Ninh... và trên 125km bờ biển sạch, đẹp.
Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có lợi thế về hệ thống cơ sở lưu trú tương đối hoàn chỉnh với gần 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế và có hơn 160 dự án với tổng số vốn 17.000 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Nhiều khu du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được chú trọng đầu tư xây dựng.
Nếu như năm 2000, tỉnh Quảng Nam có 24 cơ sở lưu trú thì hiện nay đã có 102 cơ sở (không tính nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ) với gần 4.000 phòng, trong đó có gần 2.000 phòng từ 3-5 sao. Ngoài ra, các dự án có quy mô lớn của tỉnh đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả như khu nghỉ mát Nam Hải, Palm Garden, Goldden Sand, Hội An.
Chất lượng các dịch vụ đưa đón, phục vụ khách trong các cơ sở du lịch, điểm thăm quan không ngừng được nâng cao, ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách. Một số sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, rau Trà Quế và đèn lồng Hội An được hình thành và phát triển. Nhờ đó lượng khách đến với Quảng Nam không ngừng tăng lên.
Năm 2009, Quảng Nam đã đón 2,3 triệu lượt khách với doanh thu đạt 810 tỷ đồng; tăng gần 25% so với năm 2008. Từ đầu năm đến nay, đã có gần ba triệu lượt khách đến với Quảng Nam, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt doanh thu gần 1.100 tỷ đồng.
- Đạt được những thành công trên, tỉnh Quảng Nam đã có những biện pháp gì để phát huy những di sản thiên nhiên cho phát triển du lịch bền vững, thưa ông?
Ông Hồ Tấn Cường: Năm 2003, tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các địa phương có di sản thế giới tại miền Trung và các doanh nghiệp lữ hành triển khai chương trình liên kết “Con đường di sản miền Trung” đạt hiệu quả tích cực. Tại Quảng Nam đã hình thành các tour, tuyến du lịch gắn với di sản và điểm đến du lịch thành phố miền Trung.
Tỉnh cũng liên kết với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức các chương trình giới thiệu và quảng bá tại Thái Lan, và gần đây là xúc tiến du lịch giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch “Ba địa phương một điểm đến."
Năm 2007, Quảng Nam còn phối hợp với các nước có di sản văn hóa thế giới như ăngco (Siem Reap, Campuchia); Champasak, Luongphrabang (Lào) và các tỉnh Tây Nguyên, Thừa Thiên-Huế để tổ chức lễ hội hàng trình di sản với chủ đề “Hội ngộ văn hóa Đông Dương” nhằm thu hút khách du lịch đến với Quảng Nam.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vòng quay của sản phẩm du lịch có giới hạn, để tránh sự nhàm chán cho du khách, ngành du lịch Quảng Nam hướng tới phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch sinh thái biển-rừng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm và thể thao giải trí gắn với văn hóa bản địa và làng nghề. Đặc biệt là phục hồi các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch là giải pháp tối ưu để vừa bảo tồn giá trị truyền thống, cảnh quan môi trường vừa tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
- Không chỉ có tiềm năng về những di sản thiên nhiên thế giới, tỉnh còn có lợi thế về làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng. Vậy, để gắn việc phát triển làng nghề với bảo tồn di sản, tỉnh đã có những cách làm như thế nào?
Ông Hồ Tấn Cường: Tỉnh Quảng Nam đã thử nghiệm thành công vai trò tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại phố cổ Hội An, đồng thời gắn lợi ích trách nhiệm của người dân vào quá trình phát triển sản phẩm nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Cộng đồng dân cư vừa là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch, vừa là chủ thể của hoạt động du lịch như may mặc, làm đèn lồng, trồng rau và ẩm thực gắn với các chương trình ấn tượng đêm phố cổ, phố không động cơ.
Hoạt động này vừa nâng cao nhận thức và văn hóa ứng xử cho người dân ở Hội An, thu hút nguồn nhân lực cho du lịch vừa bảo tồn và tái hiện các lễ hội gắn với phục hồi làng nghề truyền thống.
Qua đó, một số chương trình du lịch làng nghề ở Quảng Nam đã được đưa vào khai thác có hiệu quả như một ngày làm cư dân phố cổ, một ngày là cư dân làng đèn lồng, đêm rằm phố cổ... hấp dẫn du khách đến thăm quan. Sản phẩm đèn lồng từ đó đã được du khách ưu chuộng và trở thành thương hiệu quảng bá du lịch Hội An.
Quảng Nam đang tập trung xây dựng chương trình du lịch cộng đồng Trà Nhiêu (huyện Duy Xuyên), rừng dừa Bảy Mẫu, Làng sinh thái-nhân văn Lộc Yên (huyện Tiên Phước), vườn trái cây Nam Bộ tại làng Đại Bình (huyện Nông Sơn), du lịch mạo hiểm gắn với làng văn hóa dân tộc Bhoong (huyện Đồng Giang), trong đó chú trọng khôi phục các làng nghề truyền thống đưa vào phục vụ khách du lịch./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 và tầm nhìn đến 2030 của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Ngày 27/10, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã quyết định thúc đẩy xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu để bảo vệ khách du lịch sau Hội nghị Hội đồng chấp hành của tổ chức này lần thứ 89 vừa diễn ra tại Iran.
Việc miễn phí thị thực cho khách quốc tế theo chương trình “ Việt Nam – Điểm đến của bạn” được trông đợi sẽ góp phần kích cầu du lịch. Nhưng một lần nữa việc chậm ban hành văn bản đã khiến cho ý tưởng ban đầu không thành.
Dự thảo Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 và tầm nhìn đến 2030 hướng tới việc xây dựng sản phẩm và thương hiệu du lịch Việt Nam.
Các chuyên gia UNESCO cảnh báo tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi ở Siem Reap có thể đe dọa sự bền vững của cấu trúc khu di tích nổi tiếng Angkor.
Ban quản lý vệ thành Athens cho biết thành cổ này đã mở cửa trở lại để đón khách du lịch sau ba ngày đóng cửa vì những cuộc biểu tình của các nhân viên làm việc theo hợp đồng của Bộ Văn hóa Hy Lạp.
Lượng du khách tới thăm Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2010 đã tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó số du khách tới thăm khu đền Angkor Wat nổi tiếng của Campuchia tăng 24%.
Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Chumpol Silapa-archa vừa nói rằng bộ này sẽ cùng hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) trong thúc đẩy du lịch nội vùng, nhất là trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á có tổng dân số lên tới trên 550 triệu người.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”