Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 nước không tìm được tiếng nói chung về dự án xây đập Xayaburi trên dòng Mekong

Hôm 19/4, một cuộc họp đặc biệt do Ủy hội sông Mekong (MRC) chủ trì với sự tham gia của phái đoàn bốn nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về việc xây dựng đập điều tiết trên dòng Mekong diễn ra tại Lào đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.  


Máy móc triển khai xây đập trên dòng sông Mekong đã được Lào thông báo tạm hoãn lại

Do vậy, các đại biểu đến từ 4 nước cho biết quyết định này nên được quyết định tại một cuộc họp cấp bộ trưởng dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Dự án đập thủy điện tại Xayaburi sẽ là con đập đầu tiên được xây dựng trên dòng chảy chính thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Các mối lo ngại tập trung ở nguồn cá và hậu quả kéo theo đối với cuộc sống của hàng triệu người vốn sống dựa vào nguồn cá này.

Lào đang hy vọng để trở thành “máy phát điện của cả Đông Nam Á” bằng việc sử dụng dòng sông trên địa phận của mình để sản xuất điện xuất khẩu – chủ yếu là cho Thái Lan – từ đó tăng nguồn thu để phát triển đất nước.

Đại diện của nước này khẳng định rằng quá trình tư vấn cho dự án đập Xayaburi đã hoàn tất và không còn lý do gì để trì hoãn việc xây dựng con đập này. Nhưng con đập Xayaburi và nhà máy điện có giá trị xây dựng 3,5 tỷ USD (2,15 tỷ bảng Anh) này đang gặp phải sự phản đối từ các quốc gia láng giềng, những người cùng chia sẻ nguồn nước từ con sông.

Tuy nhiên, 4 quốc gia thuộc Ủy ban sông Mekong đã không thể tìm ra một giải pháp chung tại cuộc họp vừa diễn ra tại thủ đô Viên Chăn của Lào.

“Vẫn còn khác biệt về sự nhìn nhận đối với dự án” - Ủy ban này cho biết trong một thông báo. 

Nhiều người lo lắng việc xây đập trên sông Mekong của Lào sẽ làm ảnh hưởngtới nguồn lợi
thủy sản mà con sông này đem lại cho các nước sống ở vùng hạ lưu

Campuchia cho rằng vẫn có những khoảng cách đối với các yêu cầu kỹ thuật "và cần có" một nghiên cứu tổng thể về những tác động mà con đập này sẽ đem lại cho các nước vùng hạ lưu. Campuchia đang lập kế hoạch về một số con đập trên dòng chảy Mekong cho riêng mình và Lào còn đề xuất nhiều hơn các con đập như vậy.

Những người phản đối lo ngại rằng việc xây dựng đập Xayaburi sẽ mở đường cho nhiều công trình xây dựng khác, dẫn đến hệ sinh thái vốn mong manh của con sông cũng như ngành công nghiệp đánh bắt cá bị hủy hoại.

Một báo cáo trước đó của Ủy ban này đưa ra đã đề xuất hoãn việc xay dựng này sau 10 năm nữa. Báo cáo đó nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức cộng đồng vốn luôn đề xuất tìm kiếm các phương pháp thay thế khác để sản xuất điện.

Quan ngại từ Campuchia

Tại Campuchia, các cộng đồng sống bằng nghề đánh bắt cá rất lo lắng rằng họ sẽ phải đối mặt với việc nguồn cá bị suy giảm một cách khủng khiếp.

Sen Salim - người dân sống trong một làng chuyên nghề cá ở ngoại ô Phnom Penh nói: "Con sông này rất quan trọng, nơi có nhiều cá và giúp chúng tôi có cuộc sống tốt hơn. Khi cá ít đi, đó sẽ là điều tồi tệ với chúng tôi. Nếu họ xây đạp trên con sông hùng vĩ này, đập sẽ chặn dòng chảy, như vậy cá sẽ không thể di cư và sinh sản."

Đây được xem là vấn đề nghiêm trọng manng tính quốc gia. Cá cung cấp 4/5 lượng protein trung bình tại Campuchia, và hàng triệu người dựa vào dòng Mekong để mưu sinh.

Quỹ động vật hoang dã thế giới WWFcho biết hậu quả từ những con đập trên dòng sông vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. 

Tuy nhiên, đến cuối ngày, sau buổi họp đó, hãng AP lại đưa tin là Chính phủ Lào đã thông báo hoãn quyết định xây đập Xayaburi.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)