Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB thông qua 17,51 tỷ USD cho các dự án hỗ trợ năm 2010

Trong năm 2010, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã thông qua tổng số tiền hỗ trợ là 17,51 tỷ USD, bao gồm 15,5 tỷ USD sử dung để hỗ trợ đầu tư; 1,68 tỷ USD cho hỗ trợ chính sách; 327 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật.

Đây là con số được đưa ra trong bản Báo cáo thường niên năm 2010 của ADB. Bên cạnh các con số trên, ADB cũng cung cấp 2,77 tỉ USD cho Chương trình Tài trợ Thương mại.

Hiện tại, ADB tiếp tục hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển trong việc giải quyết các thách thức hiện tại và từng bước phát triển hướng tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Nếu các mục tiêu của khu vực đã đạt được, Châu Á cần phải cần bằng lại tăng trưởng nhằm giảm sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Các nước Châu Á đang phát triển cần phải thúc đẩy sự hợp tác công - tư nhằm đáp ứng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững.

ADB đã giới thiệu kế hoạch hành động cho các ngành và lĩnh vực cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể, trong năm 2010, ADB đã phê duyệt 3 kế hoạch hành động cho các ngành và lĩnh vực, gồm: thay đổi khí hậu, giao thông bền vững và giáo dục.

Năm 2010, ADB đã cung cấp tài chính trị giá 13,84 tỷ USD, trong đó 11,46 USD được cung cấp thông qua 118 khoản vay, 243 triệu USD dùng cho đầu tư cổ phần, 982 triệu USD cung cấp cho 40 dự án tài trợ, 982 triệu USD dùng để bảo lãnh cho 5 dự án, 176 triệu USD tài trợ cho 243 dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Các dự án đồng tài trợ của ADB trong năm 2010 cũng đạt tới 3,67 tỷ USD, đưa tổng tài trợ của ADB trong năm 2010 lên đến 17,51 tỷ USD.

Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda cho rằng, Châu Á đang chuyển đổi từ giai đoạn phục hồi tăng trưởng sang tăng trưởng bền vững, do vậy khu vực này cần đảm bảo rằng sự tăng trưởng phải ngày càng đi vào chiều sâu và tạo ra lợi ích cho nhiều người dân Châu Á.

Cũng theo ông Haruhiko Kuroda, ADB vẫn cam kết làm việc không mệt mỏi với các nước thành viên đang phát triển và các đối tác phát triển nhằm đảm bảo đạt được tiến bộ to lớn hơn trong những năm tới.

(Tamnhin)

  • Cần 8.000 tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng châu Á
  • Châu Á cần từ bỏ chính sách ưu tiên sản xuất cho xuất khẩu
  • Châu Á đối mặt với lạm phát và luồng vốn nóng
  • Châu Á tìm cách đảm bảo an ninh dầu mỏ
  • Lượng tiền cơ sở của Nhật tăng 23,9% trong tháng 4
  • Nga và Ấn Độ sẽ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc?
  • Các nước châu Á đồng loạt tăng lãi suất chống lạm phát
  • Kinh tế Trung Quốc sắp bước vào khúc quanh quan trọng