Triển vọng về vụ mùa ngũ cốc sắp tới ở Nga và Ấn Độ sẽ bội thu làm rộ lên tin đồn rằng hai quốc gia sản xuất nhiều nông sản có thể quay trở lại xuất khẩu lúa mì. Giá lúa mì cao trên thế giới hiện nay được coi là động lực để Nga và Ấn Độ thêm quyết tâm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà phân tích, do sản lượng lúa mì vụ này ở Mỹ và châu Âu hứa hẹn không cao nên việc Nga và Ấn Độ quay lại thị trường ngũ cốc chưa hẳn đã kéo giá cả tụt xuống.
Các đại lý ngũ cốc ở Nga đang bắt đầu dịch chuyển các kho lúa mì tới gần các hải cảng với hy vọng chính phủ sẽ cho phép xuất khẩu trong tháng 7/2011. Chính phủ Nga năm ngoái đã hạ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc sau đợt hạn hán tồi tệ nhất trong suốt 100 năm qua khiến sản lượng ngũ cốc giảm 1/3, còn 63 triệu tấn. Năm nay sản lượng ngũ cốc của Nga có thể đạt 90 triệu tấn quy đổi nên các nhà xuất khẩu lúa mì có cớ để kêu gọi bỏ lệnh cấm.
Dmitry Rylko ở Viện Nghiên cứu thị trường nông nghiệp cho biết, các đại lý nói rằng họ cần giải phóng kho chứa để tiếp quản lượng ngũ cốc của vụ mùa mới. Song có nguồn tin khẳng định, các nhà xuất khẩu ngũ cốc làm như vậy là để đón đầu quyết định bỏ cấm vận.
Còn tại châu Á, khả năng thu hoạch tới 84,2 triệu tấn ngũ cốc quy đổi sẽ khiến Chính phủ Ấn Độ bán bớt ra bên ngoài 2 triệu tấn. Nếu điều này thực sự diễn ra thì đây là lần đầu tiên Ấn Độ xuất khẩu ngũ cốc trong vòng 5 năm qua.
Giá lúa mì trên thị trường thế giới đạt mức kỷ lục trong năm nay sau một loạt thiên tai tại nhiều nơi, trong đó có Nga. Song tin đồn về việc Nga và Ấn Độ sẽ xuất khẩu ngũ cốc trở lại chưa chắc đã làm dịu được thị trường đang rất nóng.
Do cả Nga lẫn Ấn Độ đều quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia nên hai quốc gia này chưa chắc đã dám tăng đột ngột việc xuất khẩu lúa mì.
Nga và Ấn Độ cũng đều đang vật lộn với tỷ lệ lạm phát tiến gần tới 2 con số. Ấn Độ đã bắt đầu chiến dịch tranh cử còn Nga đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống trong năm tới. Bởi vậy, theo ý kiến các nhà quan sát, trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc, chính sách đối nội sẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với thị trường quốc tế.
Thậm chí ngay cả khi Nga và Ấn Độ nối lại việc xuất khẩu ngũ cốc thì hai quốc gia này chưa hẳn đã bù đắp được phần thiếu hụt từ thị trường Mỹ và châu Âu. Thậm chí nếu hai quốc gia sản xuất nhiều nông sản này sẽ xuất khẩu tới 15 triệu tấn lúa mì thì tỷ trọng cũng rất thấp so với thị trường rộng lớn của thế giới.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Tiến sĩ James Kynge - cựu Trưởng văn phòng đại diện tờ Financial Times của Anh đã từng hình dung nền kinh tế Trung Quốc giống như là “voi cưỡi xe đạp” – Chỉ cần vẫn tiến lên phía trước sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu giảm tốc thì hậu quả sẽ khó lường. Hiện giờ, tình trạng dân số già quá nhanh và mức lương không ngừng tăng đồng nghĩa, lạm phát Trung Quốc sẽ tăng lên, nhưng tăng trưởng sẽ chậm lại.
Ngày 24.4, cuộc đình công ba ngày của các tài xế xe tải ở Thượng Hải, Trung Quốc đã kết thúc khi chính quyền địa phương cam kết cắt giảm phí vận tải và bỏ một số phụ thu theo yêu cầu của các tài xế. Hoạt động ở cảng đã trở lại bình thường.
Hôm 19/4, một cuộc họp đặc biệt do Ủy hội sông Mekong (MRC) chủ trì với sự tham gia của phái đoàn bốn nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về việc xây dựng đập điều tiết trên dòng Mekong diễn ra tại Lào đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Tờ Nhật báo Phố Wall ngày 25-4 dẫn báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay đà giảm của nền kinh tế Mỹ sẽ chạm đà tăng của Trung Quốc vào năm 2016, khiến Mỹ sẽ mất ngôi vị hàng đầu thế giới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.