Theo đại diện của ADB và IMF, khu vực Châu Á sẽ phải chú trọng hơn phát triển các thị trường trong nước, khuyến khích giao dịch thương mại nội vùng.
Sáng nay (6/5) diễn hội thảo chung giữa ADB-IMF về “Nuôi dưỡng những động lực mới cho tăng trưởng” trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB thứ 44.
Chủ tịch ADB, ông Haruhiko Kuroda nhận định, các nước đang phát triển ở Châu Á cần điều chỉnh mô hình phát triển dựa nhiều vào xuất khẩu và tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới nếu khu vực muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã đạt được trong những thập kỷ gần đây.
Các diễn giả đã thảo luận một loạt các biện pháp cho các nước đang phát triển ở châu Á trong việc điều chỉnh chiến lược tăng trưởng của mình.
Các biện pháp gồm có: Tăng cường tiếp cận tài chính và củng cố các mạng lưới an sinh xã hội nhằm giảm lượng tiền tiết kiệm dự phòng và kích thích tiêu dùng. Tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân. Xóa bỏ việc bóp méo chính sách ưu tiên cho sản xuất và xuất khẩu sang các nước bên ngoài khu vực. Ban hành các chính sách khuyến khích giao dịch thương mại trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phó giám đốc điều hành IMF, Naoyuki Shinohara cũng đánh giá những thành tựu kinh tế của Châu Á trong những thập kỷ gần đây chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu cho các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình trạng tăng trưởng chậm của các nền kinh tế G7, khu vực Châu Á sẽ phải chú trọng hơn phát triển các thị trường trong nước, khuyến khích giao dịch thương mại nội vùng.
Theo ông Shinohara: “Tăng trưởng ở khu vực châu Á cần phải tạo ra đủ công ăn việc làm trong khu vực tư nhân nhằm thu hút lực lượng lao động thất nghiệp đang gia tăng nhanh chóng về số lượng. Đồng thời, cần phải thúc đẩy sự công bằng trong tiếp cận cơ hội kinh tế cho mọi người dân”.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Châu Á được đánh giá đang đi đầu trong quá trình dẫn dắt phục hồi phát triển kinh tế toàn cầu, nhưng theo các Bộ trưởng, “mở sâm panh” ăn mừng vào lúc này là quá sớm khi châu Á vẫn còn nhiều thách thức như: lạm phát, luồng vốn ở các nước mới nổi…
Mạng tin phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí “Nhà kinh tế” cho rằng, lượng dầu tiêu thụ của các nước châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh, đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà lãnh đạo khu vực vì sản lượng dầu nội địa bị hạn chế, dầu dự trữ nhìn chung là thấp và vẫn phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu từ các nước bất ổn về chính trị.
Triển vọng về vụ mùa ngũ cốc sắp tới ở Nga và Ấn Độ sẽ bội thu làm rộ lên tin đồn rằng hai quốc gia sản xuất nhiều nông sản có thể quay trở lại xuất khẩu lúa mì. Giá lúa mì cao trên thế giới hiện nay được coi là động lực để Nga và Ấn Độ thêm quyết tâm.
Tiến sĩ James Kynge - cựu Trưởng văn phòng đại diện tờ Financial Times của Anh đã từng hình dung nền kinh tế Trung Quốc giống như là “voi cưỡi xe đạp” – Chỉ cần vẫn tiến lên phía trước sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu giảm tốc thì hậu quả sẽ khó lường. Hiện giờ, tình trạng dân số già quá nhanh và mức lương không ngừng tăng đồng nghĩa, lạm phát Trung Quốc sẽ tăng lên, nhưng tăng trưởng sẽ chậm lại.
Ngày 24.4, cuộc đình công ba ngày của các tài xế xe tải ở Thượng Hải, Trung Quốc đã kết thúc khi chính quyền địa phương cam kết cắt giảm phí vận tải và bỏ một số phụ thu theo yêu cầu của các tài xế. Hoạt động ở cảng đã trở lại bình thường.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.