Vào giữa thế kỷ này, sẽ thêm 3 tỷ người dân châu Á có mức sống cao hơn nếu khu vực duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay và giải quyết được những thách thức và nguy cơ kéo dài qua nhiều thời kỳ.
TP Tokyo, Nhật Bản |
Nhận định này nêu ra trong dự thảo báo cáo “Châu Á 2050-Xây dựng một thế kỷ châu Á” được giới thiệu tại Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB đang diễn ra tại Hà Nội.
Dự thảo báo cáo cho biết trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang khu vực châu Á, một khu vực có khả năng đóng góp 50% thương mại và đầu tư toàn cầu vào năm 2050 so với 27% như hiện nay.
Bản dự thảo đề cập đến 2 kịch bản phát triển của châu Á đến năm 2020. Theo kịch bản lạc quan, GDP của khu vực sẽ đạt 148 nghìn tỉ USD, chiếm 51% sản lượng toàn cầu. GDP theo đầu người sẽ lên tới 38.600 USD vào năm 2050 so với mức trung bình của thế giới tại thời điểm đó là 36.600 USD.
Trong khi đó kịch bản thứ hai giả định những nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi mức tăng trưởng chậm lại. Khi đó, châu Á sẽ chỉ chiếm 32% so với sản lượng toàn cầu vào năm 2050, và GDP bình quân đầu người của khu vực chỉ đạt 20.300 USD.
Theo kịch bản thứ nhất, sẽ có thêm 3 tỷ người châu Á có thể tận hưởng thành quả của sự thịnh vượng ít nhất cũng sớm hơn 1 thế hệ so với kịch bản thứ hai.
Trong khi châu Á đã thu được những tiến bộ nổi bật trong việc giải quyết vấn đề nghèo tính theo thu nhập, thì vấn đề nghèo “phi thu nhập” vẫn tồn tại khá nhiều. Một nửa dân số châu Á sinh sống thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản trong khi 900 triệu người tại khu vực này chưa được sử dụng điện.
Một bản báo cáo hoàn chỉnh sẽ được xuất bản vào tháng 8 sau một loạt các phiên thảo luận.
(Theo Hải Minh // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com