Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ – Trung: Đối thoại cũ, đề tài mới

Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung hôm nay (9/5) được khai mạc tại Washington, cuộc đối thoại tiến hành trong 3 năm liên tiếp này đã xuất hiện một phương hướng thảo luận mới với ý vị sâu sa.

Cùng với việc đồng nội tệ của Trung Quốc dần dần tăng giá, kéo thặng dư thương mại dần sụt giảm, hai điểm sáng lớn đã mờ dần. Một chủ đề quan trọng trọng tiếp theo của Mỹ trong chương trình nghị sự chính là: Trung Quốc cung cấp tín dụng giá rẻ cho một số doanh nghiệp lớn, từ đó làm gia tăng “căng thẳng thương mại”.

Phía Bắc Kinh hiện đang dấn thân vào công cuộc “cải cách hiện đại hóa” các doanh nghiệp quốc doanh, nhằm cắt giảm 125 số lượng các công ty lớn, đồng thợi hạn chế sự giám sát trực tiếp của chính phủ. Nhưng đừng hy vọng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cung ứng thanh khoản của các cơ quan tín dụng quốc doanh. Suy cho cùng, các ngân hàng đã có khuynh hướng cung cấp khoản vay cho các khách hàng an toàn nhất – đó chính là các doanh nghiệp quốc doanh. Đúng như những gì mà Ngân hàng Credit Suisse đã đưa ra, trong tăng trưởng lợi nhuận của các công ty chào sàn vào quý đầu năm nay, 3 ngành lớn - ngân hàng, sản phẩm vốn, năng lượng mà chính phủ chỉ đạo – chiếm tới 80%. Vòng tuần hoàn phụ thuộc này đã bảo đảm những doanh nghiệp quốc doanh tại nước ngoài vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng nể, trong khi đó các cơ quan phi quốc doanh nội địa lại đang rơi vào thế bất lợi. Cùng với việc Trung Quốc thắt chặt chính sách tiền tệ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hãng xuất khẩu đã bị các ngân hàng loại bỏ trong danh sách cho vay.

Tuy nhiên, động cơ khôi phục cân bằng nằm ở đâu? Do mỗi một doanh nghiệp quốc doanh đều là một tế bào kinh tế, nên giới hạn giữa các hãng cung ứng và khách hàng là rất mơ hồ. Chẳng hạn như, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc CCB – ông Zheng Shu Qing vốn là một Phó tỉnh trưởng Tỉnh Quý Châu; Còn ông Chủ tịch Công ty dầu khí Sinopec - một khách hàng lớn của CCB vừa mới trở thành tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến. Mặc dù các ngân hàng lớn của Trung Quốc không liệt các điều khoản cho vay cung cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh là giao dịch bên liên quan, nhưng khó mà tưởng tượng một quan chức hả lòng hả dạ sẽ từ chối việc cho vay với người đồng sự, hay đính ra mức giá phạt các khoản vay. Mỹ hiểu mình đã chạm vào nỗi đau.

(Vitinfo)

  • Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào ngành đường sắt
  • Hai kịch bản cho tương lai của châu Á
  • Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp
  • ADB thông qua 17,51 tỷ USD cho các dự án hỗ trợ năm 2010
  • Cần 8.000 tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng châu Á
  • Châu Á cần từ bỏ chính sách ưu tiên sản xuất cho xuất khẩu
  • Châu Á đối mặt với lạm phát và luồng vốn nóng
  • Châu Á tìm cách đảm bảo an ninh dầu mỏ