Trung Quốc có thể tận dụng tầm ảnh hưởng của mình để trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí đứng đầu IMF.
Các nền kinh tế mới nổi được cho là sẽ chạy đua khốc liệt để giành được vị trí hàng đầu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau khi ông Dominique Strauss-Kahn, tổng giám đốc hiện tại của IMF, bị bắt do cáo buộc tấn công tình dục.
Điều này có thể sẽ tạo điều kiện cho các thị trường đang phát triển nhanh của châu Á và Mỹ Latin “đối đầu” với châu Âu.
Nhóm nước đang phát triển đang cố gắng nâng tầm ảnh hưởng của họ bởi sức mạnh kinh tế của họ đang được cải thiện trên thế giới.
Các quan chức kinh tế châu Âu cho rằng những vấn đề nợ của châu Âu đồng nghĩa với người thay thế ông Dominique sẽ đến từ châu lục này.
Hôm 15/5, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã bị chính thức buộc tội tấn công tình dục, âm mưu cưỡng hiếp và giam trái phép một nữ nhân viên dọn phòng tại khách sạn Sofitel New York ở thành phố New York, Mỹ.
Cơ cấu lãnh đạo của IMF và World Bank thường thấy là cứ sau một lãnh đạo châu Âu sẽ đến lượt người Mỹ.
Ông Jan Randolph, trưởng bộ phận quản lý rủi ro tại IHS Global Insight nhận định: “Hiện bất đồng đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trong nhóm nước mới nổi, về sự phân chia quyền lực này.”
Ông cho rằng Trung Quốc có thể tận dụng tầm ảnh hưởng của mình để trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí đứng đầu IMF. Trung Quốc hiện đang nắm giữ nhiều trái phiếu của IMF nhất. Sự đóng góp về tài chính của Trung Quốc năm 2008 đã giúp IMF tăng cường quyền lực về cho vay lên gấp 3 lần trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển bắt đầu nắm giữ phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
Sức mạnh tài chính của Trung Quốc đang trở thành tâm điểm bởi nhóm nước mới nổi bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong kinh tế toàn cầu.
Mặc dù hiện tại ông Strauss Kahn chưa chính thức từ chức, song phần lớn chuyên gia phân tích dự đoán ông sẽ làm như vậy.
Ông John Lipsky, phó giám đốc điều hành của IMF, hiện đang tạm thời giữ chức tổng giám đốc điều hành, tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 8/2011, khi ông kết thúc nhiệm kỳ.
Ông Eswar Prasad, cựu quan chức tại IMF cho rằng, một số ứng cử viên sáng giá cho vị trí Tổng giám đốc IMF bao gồm Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam; cựu Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Trevor Manuel, và ông Kemal Dervis, cựu Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com