Công tác khắc phục hậu quả động đất và sóng thần vẫn đang diễn ra ở Kesennuma, tỉnh Miyagi. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng thuế và bán cổ phần trong một số tập đoàn lớn để huy động vốn cho hoạt động tái thiết tại các khu vực bị tàn phá nặng nề trong thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3.
Trong cuộc họp ngày 27/9, các quan chức cao cấp của Chính phủ và Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã nhất trí thông qua kế hoạch tăng thuế thu nhập và một số loại thuế khác một cách tạm thời để huy động 9.200 tỷ yen (khoảng 120 tỷ USD).
Theo kế hoạch này, thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng trong vòng 10 năm kể từ tháng 1/2013, trong khi thuế doanh nghiệp sẽ tăng trong vòng ba năm kể từ tháng 4/2012. Kế hoạch này cũng kêu gọi tăng thuế thuốc lá.
Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, nguồn thu từ việc tăng thuế sẽ thấp hơn 2.000 tỷ yen, trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản phải nhượng bộ về vấn đề tăng thuế, sau khi có nhiều nghị sỹ DPJ cho rằng việc đột ngột tăng thuế mà không cân nhắc các ảnh hưởng tiêu cực của kế hoạch này đối với nền kinh tế, vốn đang suy yếu do hậu quả của thảm họa vừa qua và hiện tượng đồng yen tăng giá, có thể sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế ở nước này.
Để bù đắp sự giảm sút trên, Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng cường bán cổ phần ở các tập đoàn mà Nhà nước sở hữu, để huy động thêm vốn phục vụ công tác tái thiết. Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Chính sách DPJ Seiji Maehara cho biết chính phủ dự định sẽ bán toàn bộ cổ phần của Nhà nước trong Tập đoàn Thuốc lá Nhật Bản (JT) và một số tài sản khác cùng với việc cắt giảm chi tiêu không cần thiết để thu về khoảng 7.000 tỷ yen, tăng 2.000 tỷ yen so với kế hoạch ban đầu.
Thỏa thuận mới giữa Chính phủ Nhật Bản và DPJ sẽ mở đường cho đảng cầm quyền tiến hành các cuộc thảo luận với các đảng đối lập về kế hoạch này. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản ước tính chi phí tái thiết sẽ lên tới 19.000 tỷ yen trong 5 năm đầu tiên và 4.000 tỷ yen trong 5 năm tiếp theo.
Tokyo đã phân bổ khoảng 6.000 tỷ yen cho các hoạt động tái thiết trong hai ngân sách bổ sung cho tài khóa 2011. Cùng với việc xây dựng kế hoạch tăng thuế, Chính phủ Nhật Bản đang soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ ba trong tài khóa 2011 để tài trợ cho các hoạt động tái thiết khu vực thảm họa và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động của hiện tượng đồng yen tăng giá. Dự thảo ngân sách này có thể lên tới gần 12.000 tỷ yen.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung và các dự luật liên quan tới việc tăng thuế lên Quốc hội vào tháng 10/2011.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Ủy ban quốc gia chống tham nhũng của Thái Lan ngày 28/9 công bố số tài sản của các thành viên nội các, trong đó,Thủ tướng chính phủ Yingluck Shinawatra sở hữu tổng lượng tài sản trị giá 541 triệu baht (trên 17 triệu USD).
“Trung Quốc sau khủng hoảng” tập hợp gần 70 bài viết của các nhà báo và chuyên gia quốc tế về Trung Quốc, đăng tải trên các báo và tạp chí lớn của thế giới từ năm 2009 đến nay, thỏa mãn kịp thời phần nào “cơn khát” thông tin, tư liệu về Trung Quốc hiện nay.
Thái Lan sẵn sàng từ bỏ danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vì Chính phủ nước này đã chuẩn bị cho việc mua gạo trực tiếp từ nông dân để hỗ trợ giá gạo và thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Phó thủ tướng Thái Lan Kittiratt Na-Ranong cho hay.
Giữa lúc châu Âu đang bấn loạn với việc giải quyết bài toán nợ công, việc Trung Quốc ngỏ ý giúp đỡ lục địa già vượt qua khó khăn có thể coi như một cơn mưa rào giữa trời khô hạn.
Từ 5 năm nay, việc di cư ra nước ngoài của những người giàu Trung Quốc (TQ) đã không chỉ là hiện tượng mà còn trở thành một xu thế. Họ ra đi vì lý do gì? Kinh tế, môi sinh hay còn những nguyên do ẩn giấu nào khác?
Thành phố ma, sân bay vắng lặng, đường cao tốc chẳng tới đâu là những câu chuyện nổi bật thường dẫn tới mối quan tâm tới những vấn đề đang được thảo luận như bong bóng đầu tư của Trung Quốc, nợ xấu/nợ công và một cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc quốc gia.
Các công ty lớn, nhỏ đến người kinh doanh nhỏ lẻ ở Trung Quốc đang ra sức tận dụng internet để kinh doanh, giúp thương mại điện tử của nước này phát triển với tốc độ chóng mặt.
Chiến thắng sít sao của cựu đảng viên đảng Hành động Nhân dân (PAP), ông Tony Tan, trong cuộc bầu cử tổng thống thứ Bảy tuần trước (27-8) là tin vui cho chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.