Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Thái Lan sẵn sàng từ bỏ danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vì Chính phủ nước này đã chuẩn bị cho việc mua gạo trực tiếp từ nông dân để hỗ trợ giá gạo và thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Phó thủ tướng Thái Lan Kittiratt Na-Ranong cho hay.
Khi trúng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đặt ra mục tiêu đưa quốc gia 66 triệu dân này tránh khỏi ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng toàn cầu bằng cách tăng thu nhập cho dân nghèo - tầng lớp dân chúng đã đưa đảng của bà đến chiến thắng.
Theo ông Sarunyu Jeamsinkul, Phó giám đốc điều hành hãng xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan là Asia Golden Rice, nhận định, kế hoạch hỗ trợ giá gạo của Chính phủ Thái Lan có thể làm giá gạo xuất khẩu của nước này tăng chừng 20%, đồng thời làm co hẹp thị phần của nước này trên thị trường gạo toàn cầu.
“Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu gạo. Sẽ khó ký hợp đồng xuất khẩu ở mức giá đó”, ông Sarunyu trả lời phỏng vấn Bloomberg. Theo ông này, giá gạo Thái có thể tăng lên mức 750 USD/tấn, từ mức 629 USD/tấn vào ngày 7/9 - mức cao nhất kể từ tháng 12/2009.
Trên sàn giao dịch Chicago Board of Trade của Mỹ hôm nay, giá gạo ở mức trên 18 USD/100 pound, gần cao nhất kể từ ngày 30/9/2008.
Theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan - quốc gia chiếm 30% lượng gạo xuất khẩu của thế giới - sẽ giảm xuống khoảng 8 triệu tấn vào năm tới, từ mức khoảng 10 triệu tấn vào năm nay. USDA cũng dự báo, lượng gạo xuất khẩu của nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới là Việt Nam, có thể sẽ giảm 8,6% xuống 6,4 triệu tấn vào năm tới.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Kittiratt của Thái Lan tin tưởng rằng, mặc dù lượng gạo xuất khẩu suy giảm, giá tăng sẽ giúp kim ngạch thu về lớn hơn. Theo Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, lượng gạo nước này xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 5/9 đã tăng 55% lên 8,3 triệu tấn.
Chính phủ của bà Yingluck dự kiến sẽ trả mức giá 15.000 Baht, tương đương 498 USD, cho mỗi tấn gạo lức trắng, và 20.000 baht cho mỗi tấn gạo thơm, cao hơn 47% so với mức giá hiện tại của thị trường. Kế hoạch này có thể tiêu tốn số tiền 400 tỷ Baht.
Theo giới quan sát, kế hoạch này của Thái Lan, nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo từ năm 1981, có thể đẩy giá gạo trên thế giới tăng mạnh trong thời gian tới. Gạo loại B 100% của Thái Lan đã tăng giá 21% kể từ đầu tháng 7 do những kỳ vọng thay đổi chính sách từ bà Yingluck. Vấn đề nằm ở chỗ Thái Lan có thể tiếp tục mua gạo với mức giá như dự kiến đến bao giờ.
“Chúng tôi không tính chuyện tăng giá gạo 3, 4, 5 lần để người dân chuyển sang ăn bánh mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Tôi tin là mức giá sẽ hợp lý. Chúng tôi sẽ không vui nếu như giá gạo tăng cao hơn mức chúng tôi đề xuất”, Phó thủ tướng Kittiratt nói.
Tuy nhiên, theo USDA, thế giới sẽ không bị thiếu gạo. Sản lượng gạo toàn cầu vụ 2011-2012 được cơ quan này ước tính tăng lên mức kỷ lục 458,4 triệu tấn, nhờ mùa màng bội thu ở các nước như Brazil, Trung Quốc, Philippines và Mỹ. Trong khi đó, cũng theo USDA, lượng giạo xuất khẩu trên toàn cầu dự đoán sẽ giảm 4,2% trong năm tới, xuống còn 31,1 triệu tấn.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Giữa lúc châu Âu đang bấn loạn với việc giải quyết bài toán nợ công, việc Trung Quốc ngỏ ý giúp đỡ lục địa già vượt qua khó khăn có thể coi như một cơn mưa rào giữa trời khô hạn.
Từ 5 năm nay, việc di cư ra nước ngoài của những người giàu Trung Quốc (TQ) đã không chỉ là hiện tượng mà còn trở thành một xu thế. Họ ra đi vì lý do gì? Kinh tế, môi sinh hay còn những nguyên do ẩn giấu nào khác?
Thành phố ma, sân bay vắng lặng, đường cao tốc chẳng tới đâu là những câu chuyện nổi bật thường dẫn tới mối quan tâm tới những vấn đề đang được thảo luận như bong bóng đầu tư của Trung Quốc, nợ xấu/nợ công và một cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc quốc gia.
Các công ty lớn, nhỏ đến người kinh doanh nhỏ lẻ ở Trung Quốc đang ra sức tận dụng internet để kinh doanh, giúp thương mại điện tử của nước này phát triển với tốc độ chóng mặt.
Chiến thắng sít sao của cựu đảng viên đảng Hành động Nhân dân (PAP), ông Tony Tan, trong cuộc bầu cử tổng thống thứ Bảy tuần trước (27-8) là tin vui cho chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nước Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm và tại khu vực đồng tiền chung châu Âu liên tục diễn ra những cuộc tranh cãi dữ dội về vấn đề nợ công, người ta có thể vô tình không nhận ra một cuộc cách mạng đang thầm lặng quét qua các thị trường trái phiếu chính phủ ở những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Cacao Indonesia (AIKI) Piter Jasman, Indonesia đang trên đà thay thế Malaysia để trở thành quốc gia sản xuất và chế biến cacao lớn nhất châu Á vào năm 2012, do công suất ngày càng được mở rộng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.