Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng tồi tệ hơn năm 2008

Chuyên gia kinh tế Dylan Grice đến từ Ngân hàng Societe Generale (Pháp) mô tả hiện tượng tăng trưởng bùng phát "công nghiệp" của Trung Quốc giống như "bong bóng bất động sản" của Mỹ và Nhật. Dylan Grice cho rằng về bản chất toán học thì hai hiện tượng này là như nhau: mức lãi suất đầu tư thấp dẫn đến lạm phát và phá sản.

Nhận định của Dylan Grice có sức thuyết phục hơn khi có tin chính phủ trung ương Trung Quốc đã đồng ý cung cấp khoản cứu trợ hơn 463 tỷ USD cho các chính quyền địa phương, sau khi điểu chỉnh GDP. Số tiền này bằng 1/2 khoảng TARP  mà chính phủ Mỹ đã đưa ra để cứu trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện GDP của Trung Quốc bằng 1/3 của Mỹ, vậy khoản cứu trợ cho thấy mức độ khủng hoảng nợ xấu của họ hiện nay, và ước tính ít nhất các khoản nợ xấu của nền kinh tế Trung Quốc cũng gấp rưỡi mức độ khủng hoảng 2008.



Biểu đồ mức chênh lãi suất ngân hàng và mức tăng GDP của các nước cho thấy nền kinh tế Trung Quốc còn bi đát hơn Ailen, Tây Ban Nha, và Thái Lan


Thực tế cho thấy việc can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế có thể mang lại các hiệu quả trước mắt, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả lâu dài. Mức lạm phát quá cao so với mức tăng trưởng của GDP, như hiện nay ở Trung Quốc, cho thấy nền kinh tế khổng lồ này đang có những biểu hiện của căn bệnh như các nước Ailen, Tây Ban Nha, và Thái Lan.
-------------------------------------

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, nước nào sẽ bị ảnh hưởng?

Bong bóng thị trường nhà đất Trung Quốc cuối cùng đã xuất hiện dấu hiệu xì hơi, điều này có thể không chỉ là tin xấu với Trung Quốc mà còn đối với các đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này. Nếu các công nhân xây dựng Trung Quốc không còn làm việc, nước nào sẽ bị tác động nặng nề? Nếu bước tiến xây dựng chậm lại khiến cho Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này xuất hiện suy thoái kinh tế trên phạm vi rộng lớn hơn thì phải làm sao?

Trước khi bàn luận đến các vấn đề nói trên, trước tiên phải làm một điều tra đơn giản. Mặc dù lượng tiêu thụ nhà ở của các thành phố Trung Quốc giảm, một vài chỉ số cũng cho thấy giá nhà sụt giảm, nhưng hiện vẫn chưa xuất hiện một cuộc khủng hoảng mang tính thảm họa. Cho dù thị trường bất động sản có giảm hay không, dự đoán, GDP Trung Quốc trong năm nay vẫn sẽ đạt 7% - 9%.

Chuyên gia kinh tế Jonathan Anderson đến từ Ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho biết, chúng tôi dự đoán sẽ không sụp đổ, sự biến động liên tiếp trong 3 tháng qua cho thấy, số liệu có chiều hướng ổn định, nhưng số liệu bắt đầu lên xuống bất ổn định, đây là lúc yên lặng để quan sát sự thay đổi của nó.

Nhưng nếu kết quả cuối cùng thực sự tồi tệ thì ngoài Trung Quốc ra nước sẽ bị tổn thương?

Nền kinh tế đầu tiên bị ảnh hưởng có thể sẽ là những nước sản xuất hàng hóa chủ yếu xuất khẩu cho Trung Quốc hoặc gián tiếp phụ thuộc vào nhu cầu Trung Quốc. Nước đầu tiên nằm trong danh sách là Úc (than, quặng sắt, khí đốt), Nam Phi, Brazil  (nguyên liệu thô công nghiệp) và Chile (đồng), ngoài ra còn có các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam – những nước cung cấp cao su, và Indonesia – cung cấp một lượng lớn than.

Tiền tệ của những nước này sẽ mất giá như đồng đô la Úc, đồng real Brazil, đồng peso Chile, hiện chúng đều đang ở mức cao kỷ lục hoặc mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Theo ông Anderson, một ảnh hưởng khác khi kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng có thể là sự dư thừa nguồn cung ứng thép, máy móc và các nguyên liệu cơ bản khác. Vào thời gian kinh tế chậm lại trong ngắn hạn khoảng 10 năm qua, Trung Quốc đã giảm bớt tình trạng dư thừa cung ứng bằng cách hạ giá xuất khẩu các nguyên liệu thô, khiến cho giá thép toàn cầu sụt giảm, trong khi đó việc Mỹ và châu Âu xảy ra tình trạng bế tắc chính trị, nên ngành công nghiệp thép của hai khu vực này trong năm ngoái cũng gặp khó do Trung Quốc bán phá giá thép trên thị trường toàn cầu.

Những nước gần Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản có thể cũng bị tác động nặng nề, bởi họ cung cấp máy móc hạng nặng cho ngành xây dựng và chế tạo của Trung Quốc.

Những nước sản xuất các mặt hàng công nghệ cao cho ngành chế tạo phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt là Đức cũng phụ thuộc cao độ vào ngàng xuất khẩu.

Ông Luca Silipo, chuyên gia kinh tế châu Á của Ngân hàng đầu tư Pháp Natixis tại Hong Kong phân tích, Đức có thứ mà Trung Quốc cần; 10 năm trước, Trung Quốc có thể tự sản xuất, bởi vì sự tập trung của họ chỉ nằm ở số hàng hóa tiêu dùng đầu thấp không có bất cứ hàm lượng khoa học công nghệ nào. Nhưng bây giờ công nghệ là thứ cần thiết đối với học, bởi vì họ đang muốn chuyển lên vị trí cao hơn. Về mặt này, Đức đã giành được vị trí quan trọng hơn từ sự phát triển của Trung Quốc.

Trung Quốc luôn là một trong những điểm đến xuất khẩu cho sự tăng trưởng nhanh chóng của Đức, năm 2010, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc tăng 44%. Nhưng chúng ta phải thấy, Trung Quốc vẫn chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Đức, xếp sau là Pháp, Mỹ, Hà Lan, Anh, Ý và Áo.

Mặc dù Mỹ là khách hàng lớn tiêu dùng mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng ngoài hàng hóa nông nghiệp và số ít lĩnh vực then chốt như máy bay, nhu cầu của Trung Quốc vào hàng hóa Mỹ lại không phải là cấp số lượng đồng nhất. Cho dù như vậy, kinh tế Mỹ về cơ bản cũng do nhu cầu nội địa lôi kéo, do đó, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm chỉ gây ảnh hưởng rất nhỏ.

Theo ông Anderson, nếu kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng, châu Âu và Mỹ có thể sẽ chịu ảnh hưởng nhất định, nhưng sẽ không bị đẩy vào tình cảnh suy thoái lần thứ hai.
----------------
Theo VIT/WSJ

  • Quan hệ Philippines - Trung Quốc xấu vì biển Đông
  • Châu Á đã bớt lo hơn về lạm phát?
  • Lạm phát tại Trung Quốc bất ngờ phi mã
  • Trung Quốc ngừng nâng lãi suất là sai lầm nguy hiểm?
  • Chi phí lao động: thách thức mới của doanh nghiệp Trung Quốc
  • Trung Quốc đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng?
  • Cuộc sống ở Singapore đang ngày càng đắt đỏ
  • Kinh tế Trung Quốc đã tới hồi suy vi?