Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc học gì từ Nhật Bản để trở thành Á quân?

Để leo lên vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, Nhật Bản đã phải trả giá rất nhiều.

Khi cả thế giới nghĩ rằng Trung Quốc đã lên tầm cao mới, người Trung Quốc lại lo lắng với việc họ sẽ phải hi sinh nhiều thứ cho ngôi vị Á quân kinh tế thế giới.

Nhật Bản là một quốc gia khan hiếm tài nguyên, đã bị tổn thương rất nhiều sau 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 70. Tuy nhiên, họ đã vượt qua các cuộc khủng hoảng dầu dễ dàng hơn so với nhiều nước phát triển, giàu có tài nguyên khác. Không chỉ vậy, năng lực cạnh tranh công nghiệp của nước này còn tăng lên mạnh mẽ và họ đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong việc bảo vệ môi trường.

Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp đã dũng cảm điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, phát triển mạnh công nghệ năng lượng, công nghệ hạt nhân, và thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.

Sản lượng ô tô của Nhật Bản vượt Mỹ vào năm 1980 và năm 1983, hoạt động xuất khẩu máy tính của Nhật cũng vượt qua Mỹ. Họ đứng đầu thế giới trong cả 2 lĩnh vực đó. Số lượng tàu do Nhật Bản đóng cũng chiếm hơn một nửa tổng dung tích tàu biển thế giới.

Nhật Bản đã trở thành nhà máy của thế giới và thực tế, danh tiếng "Made in Japan” nổi tiếng về chất lượng trên toàn cầu.

Trong những năm 80, Nhật Bản đặt ra một thách thức kinh tế đối với Mỹ khi tuyên bố sẽ mua cả nước Mỹ. Thế kỷ 21 sẽ trở thành thế kỷ của Nhật Bản.

Điều này làm cho Mỹ, quốc gia lớn đã ủng hộ rất nhiều cho Nhật Bản sau Thế chiến II, cảm thấy cần phải dạy cho nước này một bài học.

Với mâu thuẫn thương mại ngày càng khốc liệt giữa Nhật Bản và Mỹ, Mỹ đã cố gắng cản bước Nhật Bản thông qua các biện pháp cả công khai lẫn bí mật về thương mại. Nhật Bản buộc phải chấp nhận các Hiệp định Plaza và Basel I.

Câu chuyện để thấy rằng, trở thành Á quân kinh tế của thế giới không phải là một điều dễ dàng. Nhật Bản đã phải cố gắng và hi sinh nhiều thứ.

Với số liệu kinh tế vừa công bố, Trung Quốc được thế giới công nhận đã vượt qua Nhật và theo sát Mỹ trong cuộc chạy đua giữa các nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như không chuẩn bị để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Mỹ đã gây nhiều khó khăn cho Nhật Bản chỉ vì sức mạnh kinh tế của họ tăng quá nhanh. Vì vậy, rất có thể Trung Quốc, quốc gia lớn với hệ thống xã hội và hệ tư tưởng hoàn toàn khác biệt, sẽ gặp phải khá nhiều trở ngại từ Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới.

Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh họ sẽ tuân thủ sự phát triển hòa bình thế giới và rằng thực tế của nước này chưa thể trở thành nền kinh tế thứ 2 trên thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, thế giới đã chứng kiến rất nhiều tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ, và quan trọng hơn hết là hầu như các tranh chấp đã bắt đầu từ Mỹ.

Không chỉ gặp phải những thách thức bên ngoài, Trung Quốc đang đau đầu với rất nhiều vấn đề trong nước. Cuộc xung đột ngày càng khốc liệt giữa phúc lợi xã hội và nhu cầu cắt giảm thuế của người dân, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, yêu cầu Chính phủ có một kế hoạch lâu dài để duy trì sự phát triển bền vững của đất nước.

Để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc phải học tập rất nhiều kinh nghiệm từ Nhật Bản. Cuộc chạy đua giữa 3 người khổng lồ dự báo sẽ làm nghiêng ngả cả thế giới.

(Báo điện tử doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Châu Á tiếp tục là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh
  • Món nợ khổng lồ từ đường sắt cao tốc
  • Công nghiệp đẻ mướn ở Trung Quốc
  • Công nghiệp đẻ mướn: Cảnh báo từ Thái Lan
  • Trung Quốc cần làm gì để đua tranh với kinh tế Mỹ?
  • Trung Quốc đang xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới?
  • Tăng trưởng tín dụng Trung Quốc bất ngờ giảm 2 tháng liên tiếp
  • Trung Quốc: Hậu quả mô hình đô thị hóa phiến diện