Người dân Mỹ nói chung và du khách hàng không nói riêng lâu nay tự đặt câu hỏi vì sao trong lúc nền kinh tế Mỹ và thế giới tiếp tục chao đảo thì ngành hàng không dân dụng Mỹ dường như vẫn hoạt động nhộn nhịp, doanh thu hàng quý vẫn đạt hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, ít người thấu hiểu những khó khăn mà các hãng hàng không lớn của Mỹ đang phải vật lộn hàng ngày để giảm thiểu thua lỗ.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn báo cáo công bố ngày 5/10 của Bộ Giao thông vận tải Mỹ (DOT) cho biết trong một thập kỷ qua kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001, ngành hàng không dân dụng Mỹ đã may mắn sống sót qua hàng loạt cuộc khủng hoảng, từ nỗi lo khủng bố buộc phải tăng cường nhiều biện pháp an ninh từ sân bay tới các khoang hành lý, đến việc giá xăng dầu leo thang, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao và mới đây nhất là nguy cơ chính phủ sẽ áp mức thuế cao hơn trong nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Trong 10 năm qua, ngành hàng không dân dụng Mỹ đã bị thua lỗ tổng cộng hơn 55 tỷ USD vì nhiều nguyên nhân.
Giá vé máy bay hai chiều trên các tuyến bay nội địa của Mỹ nếu năm 1995 ở mức trung bình 410,30 USD thì nay đã giảm 16%, chỉ còn ở mức trung bình 337,97 USD gồm cả 21,66 USD cước phí hành lý và lệ phí giữ chỗ.
Nếu bỏ các khoản cước phí hành lý và lệ phí giữ chỗ thì giá vé ở thời điểm hiện tại đã giảm 21% so với năm 1995. Giá vé máy bay hiện chỉ chiếm 71% tổng nguồn thu của các hãng hàng không, so với mức 88% của năm 1990.
Mặc dù doanh thu hàng năm vẫn tăng và đạt hàng chục tỷ USD, nhưng các hãng hàng không Mỹ vẫn không thể bù đắp được các khoản chi phí phát sinh, chưa nói tới chuyện luôn bị du khách than phiền về nhiều thứ lệ phí.
Giá xăng dầu là vấn đề lớn nhất, trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 243% so với mức giá năm 1995, buộc không ít hãng hàng không phải tính tới chuyện sáp nhập, giảm tần suất các chuyến bay hàng tuần hoặc cắt bỏ một số tuyến bay nội địa nhằm giảm chi tiêu.
Cho dù đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu, nhưng hãng American Airlines trong quý vừa qua vẫn bị thua lỗ 296 triệu USD và nhiều khả năng vẫn tiếp tục bị thua lỗ trong năm nay và cả năm 2012.
Các hãng hàng không cũng đang đứng trước nguy cơ phải chịu mức thuế mới, cao hơn trong kế hoạch của Chính quyền Tổng thống Barack Obama cắt giảm 1.500 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới.
Giám đốc điều hành của hãng Delta Air Lines, ông Richard Anderson trù tính trong năm 2011 này ngành hàng không dân dụng Mỹ sẽ phải nộp vào ngân quỹ quốc gia 17 tỷ USD tiền thuế và các khoản lệ phí liên bang so với chỉ có 3,7 tỷ USD trong năm 1993.
Với 17 loại lệ phí liên bang khác nhau mà các hãng hàng không đang và sẽ phải trả, mỗi tấm vé của du khách sẽ phải cộng thêm trung bình 100 USD.
Lãnh đạo các hãng hàng không Mỹ hiện đang hợp sức vận động Quốc hội để tránh các khoản thuế mới. Họ cho rằng du khách đi máy bay phần đông là thuộc tầng lớp trung lưu, chứ không thuộc nhóm thiểu số những người giàu có như trong kế hoạch tăng thuế mà Nhà Trắng và Quốc hội đang thương thảo.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Lần đầu tiên sau 7 năm, Đại học Havard của Mỹ không giữ được ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng 200 trường đại học tốt nhất thế giới. Vị trí đầu bảng năm nay được dành cho Học viện Công nghệ California (Caltech).
Không chỉ những người bình thường mà ngay cả nhiều doanh nhân Trung Quốc cũng muốn được hưởng quy chế thường trú ở Mỹ, hay còn gọi là thẻ xanh. Dường như việc có được một tấm thẻ xanh đã trở thành một giấc mơ rất hiện thực của một bộ phận người dân ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước Mỹ La tinh đã tăng 18 lần trong thập kỷ qua, thế nhưng về lâu về dài, cơ cấu thương mại song phương này không chắc sẽ có lợi cho các nước Nam Mỹ.
Dường như tại Mỹ đang tồn tại hai thị trường bất động sản: một thị trường cho người giàu và khách hàng ngoại quốc, một thị trường dành cho những người dân thường.
Các nhà chức trách Cuba mới đây đã đóng cửa văn phòng của Tokmakjian, một trong những tập đoàn hàng đầu ở Canada đang hoạt động kinh doanh tại Cuba, để tiến hành điều tra về những cáo buộc tham nhũng ở công ty này, hãng tin Reuters cho hay.
Hôm 21/9, kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố sẽ tung ra một chương trình kích thích kinh tế mới mang tên "Operation Twist", hay còn gọi là QE 2.5, để giảm lãi suất dài hạn và kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng.
Tờ New York Times cho biết, hôm 19/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề nghị nâng mức thuế đối với những người giàu ở Mỹ lên ngang bằng với mức đóng góp của những người thuộc tầng lớp trung lưu.
Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes vừa công bố danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ năm 2011. Điều đáng quan tâm là, mặc dù kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu kém, nhưng tài sản của các tỷ phú Mỹ vẫn tăng mạnh và mức tài sản tối thiểu để được lọt vào danh sách này cũng tăng lên mức 1,05 tỷ USD.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.