Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ công nhận địa vị cường quốc toàn cầu của Ấn Độ

Hôm qua (2/6), Ấn Độ và Mỹ bắt đầu triển khai cuộc đối thoại chiến lược lần thứ nhất. Được biết, hai bên muốn tìm kiếm sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực thông qua cuộc đối thoại lần này.

Tờ “Hindustan Times” ngày 2/6 đưa tin, Phó Ngoại trưởng Mỹ William Burns cho biết, Mỹ công nhận địa vị “cường quốc toàn cầu” của Ấn Độ và Mỹ “sẽ không dùng ánh mắt của Pakistan hay của Trung Quốc để đối đãi với Ấn Độ”.

Đây là thái độ mà ông Burns bày tỏ với Bí thư đối ngoại Ấn Độ, bà Nirupama Rao tại  cuộc đối thoại chiến lược về chính sách ngoại giao diễn ra trong ngày hôm qua. Theo ông Burns, “Chưa bao giờ có thời khắc như thế này, quan hệ Ấn – Mỹ lại quan trọng như vậy đối với hai nước Ấn Mỹ và các quốc gia khác trên toàn cầu”.

Cuộc hội ngộ của ông Burns và bà Nirupama Rao đã tạo nền móng cho cuộc đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng giữa Ngoại trưởng Ấn Độ LS.M.Krishna và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cuộc đối thoại chiến lược nhằm mở rộng sự hợp tác song phương trên các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, giáo dục, nghèo đói, chống khủng bố và thương mại…

Phó Ngoại trưởng Burns còn cho biết: “Tại Ấn Độ, một số người đang lo ngại, chính phủ Obama đã bị thế giới ‘G2’ mê hoặc, nên sẽ hạ cấp mối quan hệ với Ấn Độ. Nhưng kỳ thực, một sự thật đơn giản đó là, thực lực và sự tiến bộ của Ấn Độ có vị trí quan trọng trong lợi ích chiến lược Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ Ấn Độ - Mỹ sẽ không tự động nâng cấp. Hai bên cần có thái độ nhẫn nại và chân thành để xử lý các vấn đề và những nghi ngờ mà hai bên cùng quan tâm”.

(Vitinfo)

  • Mỹ giục Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan ký thỏa thuận khí đốt
  • Phố Wall “nóng ruột” đòi tăng lương
  • Mỹ - con nợ siêu khổng lồ
  • Số ngân hàng Mỹ bị đóng cửa sẽ tiếp tục gia tăng
  • Vì ai?
  • Mỹ thúc đẩy trật tự quốc tế mới
  • Châu Mỹ La tinh có tới 10 nữ tổng thống
  • Quan hệ Mỹ - Trung: Khó hiểu