Tổng thống Obama trong buổi nói chuyện tại Diễn đàn chăm sóc sức khỏe quốc gia ở Washington. (Ảnh: AP)
Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp tục tham vọng cải cách hệ thống y tế đã lỗi thời của Mỹ.
Sự giận dữ của người dân Mỹ hiện nay chủ yếu là về khoản chi tiêu quá lớn chứ không phải do kế hoạch cải cách y tế được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự này.
Tuyên bố trên của Nhà Trắng được đưa ra ngày 13/9, một ngày saucuộc biểu tình rầm rộđể phản đối các kế hoạch cải cách và chi tiêu của chính phủ.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs cho rằng điều người dân Mỹ mong muốn nhất hiện nay là chính quyền bắt đầu giải quyết những vấn đề lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt, trong đó có chương trình cải cách hệ thống y tế.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới, đại diện nhóm thượng nghị sỹ Mỹ cho biết Quốc hội sắp đạt thỏa thuận về chương trình cải cách y tế, mở ra triển vọng hoàn thành mục tiêu thông qua dự luật cải cách này vào cuối năm nay như mong muốn của Tổng thống Obama.
Trên chương trình "60 phút" của truyền hình CBS-TV, ông Obama bày tỏ tin tưởng Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch "lịch sử" này mặc dù tới nay chưa có sự hợp tác đầy đủ từ phe Cộng hòa.
Trước đó, ngày 12/9, hàng nghìn người Mỹ đã tuần hành trên các đường phố chính gần trụ sở Quốc hội và Nhà Trắng tại thủ đô Washington để phản đối kế hoạch cải tổ hệ thống y tế, các chính sách thuế và chính sách chi tiêu ngân sách của chính quyền Obama.
Hạ nghị sĩ Tom Price thuộc đảng Cộng hòa tại bang Georgia cho biết hầu hết những người tham gia biểu tình đều lo lắng về các vấn đề tài chính hiện nay.
Dự kiến ngày 14/9, ông Obama đọc diễn văn tại Hội trường liên bang ở New York để bảo vệ kế hoạch chi tiêu của mình, trong đó tập trung kêu gọi hành động giải quyết các vấn đề về cấu trúc, quy định tài chính đang ngăn cản sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates ngày 4-9 đã tỏ ra thất vọng về việc các cơ quan truyền thông đã sử dụng bức ảnh do hãng tin AP chụp mô tả một lính thủy đánh bộ Mỹ bị trọng thương trong cuộc chiến tại Afghanistan. Đích thân ông Gates và gia đình lính thủy này đã van nài AP đừng công bố bức ảnh đau thương này.
Suy thoái kinh tế đã đẩy tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo của Mỹ lên mức 13,2% trong năm 2008, từ mức 12,5% trong năm 2007. Thông tin này được đưa ra trong báo cáo thường niên của Cục Thống kê dân số Mỹ (CB), công bố ngày 10/9.
Sự leo thang của giá xăng dầu đã đẩy giá tiêu dùng Mỹ gia tăng trong tháng 8, bên cạnh đó sản lượng công nghiệp cũng đi lên tháng thứ hai liên tiếp. Các số liệu vừa được công bố ngày 16/09 đã củng cố thêm niềm tin rằng cuối cùng nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đã hồi phục.
Trong bài thuyết trình trong phiên họp chung hai viện QH Mỹ tối 9-9, Tổng thống Mỹ B.Obama đã bảo vệ kế hoạch cải cách y tế, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình đối nội của ông.
Sáu tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký Đạo luật phục hồi (Recovery Act) nhằm thúc đẩy kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp, các nhà kinh tế đang đặt câu hỏi về tính hiệu quả của gói kích thích kinh tế và liệu khoản tiền 787 tỷ USD đã tạo được đà phát triển, sự sụp đổ, hay là ở giữa hai trạng thái này?
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.