Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates ngày 4-9 đã tỏ ra thất vọng về việc các cơ quan truyền thông đã sử dụng bức ảnh do hãng tin AP chụp mô tả một lính thủy đánh bộ Mỹ bị trọng thương trong cuộc chiến tại Afghanistan. Đích thân ông Gates và gia đình lính thủy này đã van nài AP đừng công bố bức ảnh đau thương này.
Một binh sĩ Mỹ tưởng niệm đồng đội Joshua Bernard.
Bức ảnh do nhiếp ảnh gia AP Julie Jacobson chụp binh nhất Joshua Bernard, 21 tuổi, đang nằm hấp hối trên mặt đất với cái chân bị thương nặng sau khi bị phục kích bằng lựu đạn hôm 14-8. Sau đó binh sĩ này đã qua đời.
Sau khi bức ảnh được xuất bản, biên tập viên kỳ cựu của AP John Daniszewski cho biết ông ta tôn trọng quan điểm của ông Gates nhưng cho rằng đôi khi chính phủ và báo chí có quan điểm khác nhau. Ông John cho rằng tấm ảnh nói lên “sự hy sinh, một câu chuyện về lòng dũng cảm” cho nên người dân cần được thấy và biết về điều đó.
Đã có hơn 20 tờ báo đăng câu chuyện về bức ảnh này và tờ Huffington Post đăng cả bức ảnh lên trang nhất với dòng tít: “Ảnh chụp về một cuộc chiến tranh vô hình”.
Những độc giả sau khi nhìn tấm ảnh này ủng hộ cũng có, lên án cũng có. Một cựu chiến binh Mỹ tại Afghanistan, ông Dan Cahalan, cho rằng ông chưa bao giờ chứng kiến một hình ảnh thực như thế của các nhà báo và cảm ơn tác giả vì đã tường thuật một cách chân thực về cuộc chiến.
Bức ảnh xuất hiện giữa lúc cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan ngày càng khó khăn hơn với thương vong ngày càng cao. Trong lúc đó đã xuất hiện nhiều tranh cãi xung quanh kế hoạch tăng quân sắp tới của Mỹ ở Afghanistan. Số lính Mỹ chết tại Afghanistan từ đầu năm tới nay là 180 người so với 151 người trong cả năm 2008.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Suy thoái kinh tế đã đẩy tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo của Mỹ lên mức 13,2% trong năm 2008, từ mức 12,5% trong năm 2007. Thông tin này được đưa ra trong báo cáo thường niên của Cục Thống kê dân số Mỹ (CB), công bố ngày 10/9.
Sự leo thang của giá xăng dầu đã đẩy giá tiêu dùng Mỹ gia tăng trong tháng 8, bên cạnh đó sản lượng công nghiệp cũng đi lên tháng thứ hai liên tiếp. Các số liệu vừa được công bố ngày 16/09 đã củng cố thêm niềm tin rằng cuối cùng nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đã hồi phục.
Trong bài thuyết trình trong phiên họp chung hai viện QH Mỹ tối 9-9, Tổng thống Mỹ B.Obama đã bảo vệ kế hoạch cải cách y tế, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình đối nội của ông.
Sáu tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký Đạo luật phục hồi (Recovery Act) nhằm thúc đẩy kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp, các nhà kinh tế đang đặt câu hỏi về tính hiệu quả của gói kích thích kinh tế và liệu khoản tiền 787 tỷ USD đã tạo được đà phát triển, sự sụp đổ, hay là ở giữa hai trạng thái này?
Hầu hết người Mỹ trưởng thành đều thấm thía những thiệt hại mà họ đã và đang gánh chịu khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái từ cuối năm 2007. Đến nay, cơn bão suy thoái này đã tước mất 7,2 triệu việc làm và xóa sổ hàng ngàn tỷ USD tài sản của nước Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 vừa qua chiếm 9,5% lực lượng lao động. Tràn ngập trên các phương tiện truyền thông của nước Mỹ thời gian này là tin tức liên quan đến sự sụp đổ của các công ty, tình hình ảm đạm của nền kinh tế, những tội phạm sinh ra từ thất nghiệp…
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.