Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người châu Phi ở Quảng Châu

Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) đang phải đối mặt với những vấn đề nhức nhối nảy sinh từ xung đột văn hóa, sắc tộc giữa dân địa phương với một số ông tây đen ở lỳ quá hạn visa, kinh doanh bất hợp pháp.

Xử lý vấn đề này không khéo dễ dẫn đến những vấn đề phức tạp và to lớn hơn như bị gán cho là phân biệt chủng tộc hoặc vi phạm nhân quyền.

Dưới đây là lược dịch bài mang tựa đề “Ra khỏi châu Phi vào Trung Quốc, những người di cư đấu tranh” của phóng viên Reuters James Pomfret.

Người châu Phi tuần hành trước Sở Cảnh sát Quảng Châu để phản đối chiến dịch kiểm tra visa người nước ngoài - Ảnh: China Daily

Một nhóm người Nigeria nhễ nhại mồ hôi vừa kéo lê một người đồng hương da đen bị thương, hình như đã chết, đến đồn cảnh sát thành phố Quảng Châu vừa quát mắng các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc. Máu từ một vết cắt dài và sâu trên đầu người bị thương tuôn ra.

Xung quanh những người Nigeria này, một đám đông khoảng hơn 100 người châu Phi đồng thanh hô những câu yêu sách. Một số người trong số họ dùng gậy đập vỡ những chậu cây cảnh, cản trở giao thông, đòi công lý từ phía cảnh sát Trung Quốc.

Sự việc xảy ra sau khi các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc rượt đuổi một người châu Phi nhảy qua cửa sổ một tòa nhà cao tầng trong chiến dịch thực hiện thắt chặt an ninh đối với những người nước ngoài tại thành phố Quảng Châu cư trú bất hợp pháp, ở chây ỳ sau khi đã hết hạn visa.

Những người chứng kiến ghi được hình ảnh và lời nói của một người Nigeria tên là Frank trong đám đông người châu Phi đang phản đối chính quyền Quảng Châu khi anh ta nói: “Họ không thích người da đen ở lại Trung Quốc nữa. Họ muốn chúng tôi phải ra đi...Họ đối xử với chúng tôi như súc vật”. Frank cũng là một trong số những người ở chây ỳ lại Quảng Châu sau khi hết hạn visa nên là cư trú bất hợp pháp.

Phản đối tức thì - một sự đối đầu trực tiếp hiếm thấy giữa một số người nước ngoài với các nhà chức trách Trung Quốc - là thực tế sinh động khi Trung Quốc hội nhập với thế giới và mở rộng các mối quan hệ thương mại với bên ngoài.

Mấy năm qua, hàng chục ngàn thương lái nhỏ châu Phi và Arập kéo đến những trung tâm xuất khẩu hàng hóa như Quảng Châu, Yiwu ở phía đông Trung Quốc để kiếm tiền. Họ nhập khẩu số lượng lớn các hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc về nước họ kiếm lời trong bối cảnh trao đổi mậu dịch ngày một phát triển.

Giống như những người Trung Quốc vừa qua nhập cư ồ ạt vào nước ngoài cũng gây ra căng thẳng xã hội ở châu Phi và những nơi khác, một dòng chảy số lượng lớn người nước ngoài, đặc biệt là người châu Phi, đang đổ vào Trung Quốc gây ra những bức xức xã hội ở các thành phố như Quảng Châu khiến các nhà chức trách phải đau đầu.

Làn sóng người nước ngoài đổ vào Trung Quốc không chỉ mang lại những thành quả kinh tế to lớn mà còn mang theo những tư tưởng tự do, văn hóa khác biệt. Điều này dễ làm nảy sinh những vấn đề căng thẳng xã hội và sắc tộc cùng với việc những người cư trú chây ỳ quá hạn visa dính vào những tội ác.

Ông Peng Peng - Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội Quảng Châu, một cơ quan tư vấn chính sách cấp tỉnh, thừa nhận: “Trong khi hầu hết những người da đen can dự vào các hoạt động thương mại quí giá, vẫn còn một số người khác cư trú bất hợp pháp, lao động không có giấy phép còn giá trị hoặc dính vào buôn lậu”.

Giám đốc Peng Peng cho rằng việc xử lý các thực tế này đang trở thành một vấn đề rất lớn ở Trung Quốc.

(Theo TPO)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Nạn săn bắt tê giác gia tăng ở châu Á, châu Phi
  • World Cup 2010 sẽ thải khí CO2 nhiều gấp 9 lần
  • “Trường thứ bảy” của trẻ em Nam Phi
  • Châu Phi sẽ có “Vạn Lý Trường Thành Xanh”?
  • Châu Phi dọa kiện Mỹ lên WTO về trợ giá bông
  • Honduras khai thông khủng hoảng chính trị
  • Libya: Quyền lực cha con
  • Tuyết trên 'nóc nhà của Châu Phi' sẽ biến mất