Hillary thất bại vì chiến lược truyền thông kém
![]() |
Hillary thất bại vì chiến lược truyền thông kém |
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng Hillary Clinton đã dùng Mark Penn để tư vấn về truyền thông, và Mc Penn là một người có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc sử dụng truyền thông và xây dựng các mối quan hệ với các tờ báo. Lí do gì dẫn tới thất bại của Hillary về mặt truyền thông?
GS Thomas Patterson: Tôi nghĩ Mark Penn là một chiến lược gia chính trị tốt. Ông ấy đã có một chiến lược rất tốt xét trên phương diện chính trị, về cách thức định vị Hillary trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ. Và để trở thành người đại diện thắng cử vào tháng 11 cần có mặt chính trị đó. Tôi không nghĩ là họ đã có mảng truyền thông tốt cho điều đó. Họ nắm giữ thông tin cung cấp cho các nhà báo và chỉ cung cấp toàn bộ các thông tin tích cực.
Con đường duy nhất để bạn có được lòng tin từ các nhà báo, là bạn phải thành thật với họ, và mọi thứ sẽ diễn tiến tốt. Bạn không nên cố gắng che giấu hoàn toàn các thông tin tiêu cực. Tất nhiên không có nghĩa là bạn trưng ra mặt tồi của mình, nhưng nếu bạn chỉ cho biết mặt tốt của mình, một cách nào đó bạn đã không công bằng, bởi thực tế tất cả mọi người đều gặp những vấn đề của mình. Bạn cố gắng tách các nhà báo ra khỏi một số thông tin, họ sẽ có lý do để đặt câu hỏi đâu là những điểm yếu của Hillary. Và họ sẽ ít từ chối các thông tin đó hơn.
Và sau đó, họ sử dụng phản ứng nhanh. Khi một điều không mong muốn xảy đến, xuất hiện trên các bản tin, bạn làm những điều để cố gắng điều chỉnh phản ứng lại. Một trong những điều họ đã làm là gọi cho phóng viên viết bài báo đó và tranh cãi với họ, và cật vấn phóng viên tại sao lại dám cho in bài báo đó. Vấn đề ở đây là phản ứng này khiến các nhà báo bảo vệ chính mình. Họ nói đó là bài viết của tôi, câu chuyện mà tôi viết. Và đương nhiên, điều này sẽ tạo nên một tâm lý không tốt đối với các nhà báo.
Tôi nghĩ chiến lược truyền thông và chiến lược chính trị phải đi liền với nhau và phải được tiến hành đồng thời.
Obama đang nhận được sự ưu ái đặc biệt của báo giới
![]() |
Obama đang nhận được sự ưu ái đặc biệt của báo giới |
Nguyễn Văn Thành, TT-Huế: Hiện nay, người ta có cảm tưởng báo chí và truyền thông Mỹ quá ưu ái cho Obama, xem ông này như một "rock star". Ông nghĩ sao về điều này?
GS Thomas Patterson: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một về chủ đề này tại trung tâm Shorestein từ tháng Giêng năm 2007. Có sự kế thừa từ nghiên cứu này. Trong năm 2007, tất cả các ứng viên đều trên đường đua, ở cả đảng Dân chủ và Cộng hoà, bởi vì ứng viên cuối cùng của hai đảng sẽ được quyết định vào năm 2008.
Ứng viên được viết với nhiều sự ưu ái là Barack Obama, và người có nhiều bài viết không mấy thiện cảm là Hillary Clinton. Điều này giúp cho Barack Obama rất nhiều. Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu diễn ra, thì trong cả năm, Obama có quá nhiều những bài viết thiện cảm trong khi Clinton có quá nhiều các bài viết tiêu cực.
Và tôi cho đó là một trong những nguyên nhân giúp Barack Obama giành thắng lợi trong cuộc đua giành vị trí ứng viên của đảng Dân chủ.
Kể từ khi hai đảng đã xác định được ứng viên, ông cũng là người có được nhiều bài viết tích cực hơn là John McCain. Nhưng một vài bài được giải thích không phải là tham chiếu của bản thân phóng viên về cá nhân ông, mà khi cuộc đua tiến triển tốt, họ có xu hướng đưa ra những vài viết tích cực. Ngược lại, khi cuộc vận động tranh cử có vấn đề, như nổi lên vấn đề vận động quỹ cho tranh cử, nó sẽ là câu chuyện xuất hiện trên hầu hết các báo, và đó là câu chuyện tiêu cực.
Tôi cho rằng các bài viết khá ủng hộ Obama nhưng đó là điều bất thường trong chính trị Mỹ.
Chúng ta sẽ xem xét nghiên cứu ở giai đoạn cuối của cuộc vận động tranh cử, nhưng đến thời điểm này, Obama đã nhận được nhiều bài viết tích cực hơn so với John McCain.
Nếu quay trở lại nhìn vào các cuộc bầu cử Tổng thống trước đây, thì Obama cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của báo chí hơn bất kỳ ứng viên nào trong vòng 7,8 đợt bầu cử Tổng thống gần đây của nước Mỹ. Điều này có được bởi Obama là một nhân vật mới với những câu chuyện thú vị. Chúng ta có thể tranh cãi ở điểm này, nhưng mọi người quan tâm tới các câu chuyện về Obama.
Khi bàn về các bước đi và tương lai của nước Mỹ, người ta thường chỉ trích chính quyền G.W.Bush và các chính sách của Bush. Và họ cho rằng đây là thời điểm của sự thay đổi. Nhiều phóng viên chia sẻ quan điểm này và họ phản ánh trong bài viết của mình.
Chính trị gia cần nghe sự thật chứ không phải điều mình thích nghe
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong cuộc đời của mình, hẳn ông đã chứng kiến nhiều mối quan hệ thân thiết giữa các nhà báo, giới truyền thông và các chính trị gia. Ông có thể chia sẻ câu chuyện thú vị cùng độc giả VietNamNet?
GS Thomas Patterson: Có nhiều câu chuyện thú vị về mối quan hệ dạng này ở Mỹ. Nhưng mối quan hệ được ca ngợi nhiều nhất trong 50 năm qua là quan hệ giữa Dan Brantley, biên tập viên của Washington Post và John Kenedy. Cả hai đều từng học Harvard, rất thân thiết với nhau. Dan Brantley cũng có mối liên hệ với tôi và chúng tôi thường gặp nhau mỗi năm. Tôi thực sự thích trò chuyện cùng ông ấy.
Quan hệ của hai người đó rất đặc biệt. Mối quan hệ này không chỉ bắt nguồn từ việc họ đến từ cùng một vùng đất của nước Mỹ, tiếp cận đời sống chính trị Mỹ theo cùng một cách, mà bởi Kenedy hiểu rằng điều gì xảy ra khi ông thắng cử trong cuộc đua giữ ghế Tổng thống Mỹ.
Thế giới quanh ông sẽ không còn là thế giới thực nữa, người ta vây quanh ông và muốn vây quanh ông, muốn nói cho ông nghe những gì họ nghĩ ông muốn nghe mà chưa hẳn đã là sự thật, và không phải là điều ông phải nghe và cần được nghe để quản lý tốt và biết điều gì đang diễn ra ngoài kia. Họ thường nói ông làm rất tốt, mọi việc đang tiến triển tốt, hay Tổng thống, ngài là người tốt nhất chúng tôi từng có.
Kenedy hiểu rằng đó là dạng thông tin mà ông được lắng nghe, và có thể bạn sẽ tin vào điều đó khi nghe quá nhiều. Điều khiến cho quan hệ giữa Brantleyvà Kenedy trở nên đặc biệt là bởi Brantleykhông bao giờ nói như vậy với bạn, mà luôn nói chính xác những gì ông nghĩ, thành thật và thắng thắn không chỉ về điều tốt đã làm mà cả những sai lầm.
Khi Mỹ có ý định tấn công Cuba, Brantleynói đó là một sai lầm lớn và anh không nên phạm phải. Và Kenedy cũng phải thừa nhận rằng đó là sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Sẽ là quá tuyệt vời cho Kenedy khi có những người xung quanh như vậy, gần gũi nhưng không phụ thuộc. Đó là một mối quan hệ thẳng thắn. Sẽ tốt cho các nhà báo khi có quan hệ tốt với các chính trị gia bởi họ sẽ có được nhiều thông tin, gặp nhiều người do đó hiểu sâu về những gì đang diễn ra trên thế giới.
Ngược lại, với các chính trị gia có được mối quan hệ như vậy, họ đã có một chuyên gia tư vấn không chính thức, nói cho họ sự thật và điều gì thực sự quan trọng.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Bản thân các mối quan hệ của ông với các chính trị gia thì sao, như với Bill Clinton chẳng hạn?
GS Thomas Patterson: Tôi không có những mối quan hệ thân thiết như vậy. Đúng là tôi đã làm một số việc cho Tổng thống Bill Clinton, nhiều hết sức có thể trong cả năm, khi tôi tiến hành các cuộc thăm dò dư luận về cuộc bầu cử, đưa một số lời khuyên về chiến lược vận động tranh cử và trong cuộc tranh cử thượng viện.
Trước đó, tôi đã tư vấn về quan hệ với báo chí. Tôi đã làm những việc như vậy, có quan hệ tốt với vài chính trị gia nhưng nếu là một nhà báo, khi anh quá gần gũi với chính trị gia, đôi khi giá trị thông tin của anh sẽ khác, bởi người ta suy đoán nó dựa trên mối quan hệ cá nhân.
Hoàng Mạnh Hùng, Tp.HCM: Tôi đã biết về ông qua nhiều cuốn sách: American Democracy, Out of Order... nhưng lại chưa biết nhiều về cuộc đời ông. Ông có thể chia sẻ điều gì với họ?
GS Thomas Patterson: Vợ tôi nghĩ tôi làm việc quá nhiều và chẳng lấy gì làm thú vị. Tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ, khá hẻo lánh, cách thành phố gần nhất là 150km. Đây là nơi tôi đã dành trọn tuổi thơ của mình, chơi bóng đá, bóng rổ... Sau đó, tôi đi học tại ĐH. Tôi tham gia quân đội, trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Trong hầu hết cuộc đời mình, niềm yêu thích của tôi là viết. Tôi được trả tiền để viết, nhưng thực ra tôi đã sử dụng hầu hết thời gian rỗi để viết. Tôi cũng làm nhiều việc khác, và quá phức tạp để có thể nêu đầy đủ ở đây, nhưng trên tất cả, viết với tôi là niềm đam mê. Tôi có thể nhìn lại, và kết nối mọi thứ với nhau.
Tôi có 3 đứa trẻ, có một đứa đi cùng tôi trong chuyến thăm này tới Việt Nam. Chúng đều đang đi học, hai ở Boston và một ở Chicago. Thời gian cho gia đình rất quan trọng đối với tôi. Chúng tôi có 7 anh chị em, một gia đình lớn.
Bên cạnh viết lách và gia đình, tôi có nhiều những tình bạn tốt đẹp với mọi người.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trực tuyến với VietNamNet. Chúc ông có những ngày vui vẻ và đáng nhớ ở Việt Nam!
(Theo báo VietNamNet)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com