Sau sáu tháng làm ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton bị nhiều người nghi ngờ về khả năng và sự ảnh hưởng của bà đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Những sự kiện gần đây càng làm hình ảnh của bà bị lu mờ hơn.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công du Liberia hồi tuần rồi. Ảnh: Reuters |
Đầu tiên phải kể đến sự kiện phu quân Bill Clinton của bà qua Bắc Triều Tiên giải cứu hai nữ nhà báo thành công. Lý do lãnh tụ Bắc Triều Tiên không yêu cầu bà mà chọn cựu tổng thống Bill Clinton làm sứ giả giải cứu tù nhân làm bà mờ nhạt trước phu quân của mình. Sau đó là sứ mạng thành công của thượng nghị sĩ Jim Webb ở Myanmar. Trước khi qua Việt Nam hôm 20.8, thượng nghị sĩ Jim Webb của bang Virginia đã qua Myanmar để gặp thống tướng Than Shwe và lãnh tụ đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, người đang bị quản thúc tại gia.
Sau cuộc gặp, ông Jim Webb đã giải cứu được John Yettaw, một công dân Mỹ bị Myanmar kết án bảy năm tù giam vì lẻn vào nhà của bà Aung San Suu Kyi. Chưa kể cùng ngày, hai quan chức ngoại giao cao cấp của Bắc Triều Tiên thay vì gặp ngoại trưởng Mỹ để bàn chuyện ngoại giao, đằng này lại đi gặp thống đốc bang New Mexico, ông Bill Richardson, một thân tín của phu quân bà. Trong khi đó, thời gian gần đây bà lại lỡ lời liên tục, và đấu khẩu với Bắc Triều Tiên trong chuyến đi châu Á. Vai trò của bà lu mờ đến mức ông Nile Gardiner, giám đốc trung tâm Margaret Thatcher vì tự do và quỹ Heritage nhận xét: “Bà là ngoại trưởng tệ nhất trong thời gian gần đây. Hình như hiện nay Mỹ có hai kênh ngoại giao, một do bà Clinton lãnh đạo, một do các nhân vật khác dẫn đầu”.
Tìm hiểu sâu về chuyện này mới biết trong nửa năm làm ngoại trưởng, bà Clinton chỉ thuyết phục được ông Obama có một lần. Lần đầu tiên cũng là lần duy nhất cho đến nay xảy ra cách đây đã hai tháng.
Chuyện xảy ra ngày 12.6, sau khi cuộc bầu cử tổng thống Iran hoàn tất với kết quả ông Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử. Dân chúng thủ đô Tehran tràn ra đường biểu tình phản đối, đòi hỏi giới lãnh đạo tổ chức bầu cử lại. Nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình, nhưng Washington vẫn giữ thái độ im lặng. Phát biểu duy nhất của Mỹ lúc đó là của phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs, rất trung dung: “Chúng tôi không có nhiều chi tiết về cuộc bầu cử để có thể kết luận kết quả đúng hay sai”. Trong cuộc họp báo, đích thân ông Obama cũng nói điều tương tự, đi kèm theo lời kêu gọi cũng chung chung.
Phát biểu “mềm mỏng” của ông chủ Nhà Trắng chọc tức phe Cộng hoà. Phản đối mạnh nhất là thượng nghị sĩ John McCain. Đến khi cảnh sát Iran đàn áp đoàn biểu tình, bắt giữ những người đối lập và các nhà báo, ông Obama vẫn không nói gì, ông McCain càng được dịp phản đối mạnh mẽ hơn, cho rằng thái độ của Chính phủ Mỹ và của cá nhân Tổng thống Obama là điều không thể chấp nhận được. Ông McCain nói: “Rất tiếc, nước Mỹ đã làm ngơ những người yêu chuộng tự do dân chủ”.
Trước những chỉ trích nặng lời của phe Cộng hoà, bà Clinton phải đích thân vào Nhà Trắng mở cuộc vận động riêng, yêu cầu ông Obama sử dụng ngôn từ nặng hơn để lên án Tehran. Những nhân vật thân cận với bà ngoại trưởng cho biết trong hai ngày liền bà dùng hết mọi khéo léo để thuyết phục ông Obama sử dụng ngôn từ nặng hơn, nhưng tổng thống nhất định từ chối. Ông Obama lấy lý do không muốn tạo cơ hội cho Iran nói Washington can thiệp vào chuyện nước họ.
t ngờ chiều 23.6, ông đồng ý làm theo đề nghị của bà, nhưng ông cũng không báo cho bà biết trước. Trong cuộc họp báo chiều hôm đó, ông Obama dõng dạc gọi việc làm của Chính phủ Iran là những hành động không thể chấp nhận được. Ông tuyên bố: “Cùng với thế giới, chính phủ và nhân dân Mỹ cực lực lên án chuyện Iran đàn áp biểu tình, đau buồn trước tin có người vô tội bị chính quyền bắn chết”. Thông thường tất cả phát biểu của tổng thống đều được gửi sang bộ Ngoại giao để duyệt trước đó một ngày, nhưng lần này ông Obama tự ý viết. Hành động của ông khiến bà Clinton ngạc nhiên. Một cố vấn của bà Clinton nói: “Đó là một ngạc nhiên đầy thích thú, bà ngoại trưởng hãnh diện khi thấy kết quả hai ngày làm việc tưởng không thành công”.
Cựu ngoại trưởng Madeleine Albright, cố vấn ngoại giao của bà Clinton lúc còn vận động tranh cử, bảo: “Kinh nghiệm cho tôi thấy ngoại trưởng Mỹ luôn luôn đóng vai trò tiếp tay với tổng thống. Vì thế, dù ông Obama gật đầu hay không gật đầu, bà Clinton không thể đi bước đi riêng được, phải theo đúng bước, đúng nhịp của ông chủ Nhà Trắng”.
Tin từ Nhà Trắng cho thấy đến giờ, Tổng thống Obama vẫn dựa khá nhiều vào báo cáo của các viên chức ngoại giao và quốc phòng trước khi quyết định ngôn từ ông sẽ sử dụng, trong đó đương nhiên có ý kiến đóng góp của bà Clinton. Ông Michael Green, cựu giám đốc Đông Á thuộc hội đồng An ninh quốc gia cho rằng ông Obama làm vậy để tránh vết xe của thời George W. Bush.
Ông Green kể, dưới trào tổng thống Bush, từng có lúc ngoại trưởng Colin Powell rời phòng Bầu dục với khuôn mặt hớn hở vì tin tổng thống đồng ý với ý kiến ông đưa ra. Ít giờ sau đó, phó tổng thống Dick Cheney và ông tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld cũng hớn hở không kém vì tổng thống mới gật đầu ủng hộ ý kiến của hai ông, dù ý kiến của ông ngoại giao và ông quốc phòng hoàn toàn trái ngược với nhau. Tình trạng đó dẫn đến chuyện các nhân vật đầu não của chính phủ Bush không ưa nhau, dù chẳng ông nào nói ra cả.
(Theo Nguyên Đức /SGTT/Washington D.C)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com