Khoảng 60% dân số thế giới sẽ thiếu nước sinh hoạt vào 2050 nhưng vấn đề này lại không được nhắc đến trong Hội nghị Copenhaghen. (Ảnh: Internet)
Tương lai của nhân loại và cuộc sống hành tinh là những vấn đề sẽ được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu, sẽ diễn ra tại Copenhaghen, Đan Mạch, từ ngày 7 đến 18/12 tới.
Báo "Giải Phóng" của Pháp số ra mới đây đã dẫn nhận định của ông Riccardo Petrella, Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách nguồn nước châu Âu, cho rằng hội nghị này sẽ phải đối mặt với ba trở ngại lớn và phải có sự đồng thuận cao mới có thể vượt qua.
Trở ngại thứ nhất, các nước phát triển trên thế giới chưa hẳn sẽ sẵn sàng tuân thủ những khuyến nghị của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), được thành lập năm 1992 và cho đến nay là cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất hành tinh chuyên về thăm dò và đánh giá sự biến đổi của khí hậu Trái Đất.
Theo các nghiên cứu của IPCC, để tránh thảm họa cho hành tinh, từ nay đến năm 2100 phải duy trì nhiệt độ Trái Đất không tăng thêm quá 2°C.
Để đạt mục tiêu này, IPCC ước tính từ nay đến năm 2050, thế giới cần phải giảm 60% lượng khí thải CO2 so với lượng khí thải năm 1990, trong đó đến 80% là do các nước giàu thải ra. Cho đến nay, chỉ có một vài nước châu Âu tuyên bố sẵn sàng giảm 20% lượng khí thải của họ vào năm 2020.
Tại cuộc họp trù bị cho Hội nghị Copenhaghen, diễn ra ở Đức, mới đây, Nhật Bản khẳng định nước này không định giảm 8% lượng khí thải của mình. Còn Chính quyền Mỹ tuyên bố không có kế hoạch giảm quá 4% và cũng không muốn đề nghị Trung Quốc phải đưa ra những con số cam kết cụ thể.
Trong khi đó, những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi đã nhắc lại rằng nếu các nước phát triển không đăng ký thực hiện giảm lượng khí thải của họ ở mức cao nhất mà IPCC đưa ra (40% vào năm 2020), nhóm nước đang nổi cũng sẽ không ký hiệp ước sắp tới và từ chối thực hiện các mục tiêu giảm lượng khí thải của mình.
Điều này cho thấy rõ ràng việc tạo ra bước ngoặt lịch sử đối với cuộc sống hành tinh phụ thuộc chủ yếu vào các nước giàu nhất, những nước mà từ 100 năm nay luôn là nơi tiêu thụ nhiều nhất và cũng lãng phí nhất các nguồn tài nguyên của Trái Đất.
Thách thức thứ hai liên quan đến thái độ ngập ngừng ngày càng gia tăng của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc chấp nhận sự điều chỉnh mới đối với những chính sách chung liên quan đến lợi ích của toàn nhân loại. Sự hợp tác quốc tế trong vấn đề khí hậu đang có dấu hiệu suy yếu, trong khi hai xu hướng đáng lo ngại lại đang nổi lên.
Ở xu hướng đầu tiên, viện cớ nhiều khó khăn cản trở việc thực hiện có hiệu quả các hiệp ước quốc tế, mỗi nước, trước tiên là những nước giàu, chỉ nghĩ đến an ninh kinh tế, môi trường, năng lượng của riêng mình và tìm những điều kiện tốt nhất để tự mình thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Xu hướng tiếp theo, mặc dù lãnh đạo các nước giờ đây đã thừa nhận rằng, giải pháp để đối phó với cuộc "khủng hoảng thế giới" là phục hồi sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường trong màu xanh của môi trường (xe hơi thân thiện với môi trường, năng lượng sạch), song họ lại chưa nghĩ đến tầm quan trọng của việc cần phải đặt môi trường vào trọng tâm của sự phát triển kinh tế.
Thách thức thứ ba, không kém phần quan trọng, đó là vấn đề nguồn nước. Theo các nghiên cứu của IPCC, hậu quả của những biến đổi trầm trọng nhất về khí hậu sẽ liên quan đến nước. Sự tan băng ở hai bán cầu sẽ dẫn đến tình trạng nước biển dâng cao, nhưng nước ngọt sẽ ngày càng khan hiếm.
Đến năm 2050, khoảng 60% dân số thế giới sẽ sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Những cuộc xung đột giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như giữa các khu vực với nhau, sẽ ngày càng gia tăng do tranh chấp quyền sở hữu và sử dụng nước. Vậy mà vấn đề nguồn nước không hề được nhắc đến trong chương trình nghị sự của Hội nghị Copenhaghen sắp tới.
Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ hội nghị này chỉ xoay quanh chủ đề năng lượng cho giai đoạn hậu dầu lửa, được một số ít nước giàu đánh giá là quan trọng hàng đầu, nhưng lại không phải là vấn đề sống còn đối với đa số các nước khác trên thế giới, hiện đang phải vật lộn với sự cạn kiệt của nguồn nước, sự khan hiếm của lương thực hay sự ô nhiễm của môi trường.
Theo Giáo sư Riccardo Petrella, cần đưa vấn đề nước vào nội dung của hiệp ước toàn cầu, bởi cùng với nước sẽ là cuộc sống và hòa bình./.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Trong khuôn khổ dự án “Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu”, lãnh đạo thành phố Cần Thơ và các bên liên quan đã thống nhất cần xây dựng kế hoạch kêu gọi người dân chung tay cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cuộc chiến 5 ngày giữa Nga và Georgia được châm ngòi ngày 7-8-2008 tại hai vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia và Abkhazia, đã chấm dứt được một năm, nhưng triển vọng hòa bình vẫn xa vời
48 giờ qua, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ôn-đu-rát lại nóng lên từng giờ. Trong một cuộc trở về mạo hiểm (ngày 25-7, giờ địa phương), Tổng thống bị lật đổ của Ôn-đu-rát Ma-nu-en Dê-lay-a - đang phải lưu vong tại nước láng giềng - đã một lần nữa bước qua đường biên giới Ni-ca-ra-goa - Ôn-đu-rát để về nước
"Hợp tác chiến lược" và "xây dựng cơ sở hợp tác rộng lớn hơn" là điều vừa được khẳng định trong Tuyên bố chung tại Oa-sinh-tơn nhân kết thúc chuyến công du tới Mỹ trong tuần của Thủ tướng I-rắc Nu-ri An Ma-li-ki. Theo đó, Oa-sinh-tơn và Bát-đa sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, thương mại, văn hóa, khoa học và giáo dục.
Theo những số liệu chính thức của Cơ quan thống kê quốc gia ONS của nước Anh thì khủng hoảng tài chính thế giới đã buộc hàng triệu người phải tìm đến các công việc bán thời gian thay vì những công việc toàn thời gian mà họ không thể tìm kiếm được.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tắt bảng chữ điện tử tuyên truyền chống Cu-ba được đặt ở trước trụ sở Văn phòng phụ trách các lợi ích của Mỹ tại La Habana. Ðáp lại, Cu-ba cũng đã hạ những tấm bảng lớn có nội dung phản đối Mỹ đặt gần văn phòng này.
Trong những ngày vừa qua, ba quan chức Mỹ: Ðặc phái viên Mỹ về Trung Ðông G. Mitchell, Bộ trưởng Quốc phòng R.Gates và Cố vấn an ninh quốc gia James Jones đã lần lượt tới một loạt nước ở khu vực Trung Ðông nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình hòa bình ở khu vực này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.