Tháng 12 tới, Hội nghị khí hậu toàn cầu diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) dự kiến thông qua những đề nghị hỗ trợ hàng triệu USD đối với các quốc gia phát quang rừng tự nhiên để chuyển thành các khu đồn điền dầu cọ. Vấn đề này gặp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia môi trường.
Cuộc chạy đua phát triển và sử dụng năng lượng xanh ở các nước phát triển đang tạo nên một tác dụng ngược đáng báo động khi ngày càng có nhiều khu rừng nhiệt đới trên thế giới bị tàn phá. Khi phát triển, những cây trồng này cũng sẽ hấp thụ carbon. Thế nhưng người ta lại bỏ qua một thực tế rằng việc đốt gỗ để tạo năng lượng cũng đồng thời tạo khí CO2, tương tự như việc ngành công nghiệp giấy và bột gỗ đã cho qua thực tế rằng việc nghiền gỗ để sản xuất giấy cũng phát thải một lượng lớn CO2. Từ các khu bảo tồn đười ươi ở Borneo (Indonesia) đến vùng Amazon ở Brazil vốn được xem là lá phổi của hành tinh, rừng nguyên sơ đang bị chặt đốn để trồng dầu cọ và đậu nành làm nhiên liệu cho ô tô và các nhà máy điện tại châu Âu và Bắc Mỹ, đáp ứng nhu cầu “năng lượng xanh hóa” hiện nay.
![]() |
Hàng loạt cánh rừng bị phát quang để trồng dầu cọ ở Sumatra, Indonesia. Ảnh: Independent |
Sản xuất năng lượng từ các loại dầu thực vật trở thành yêu cầu cấp thiết một phần là do các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ban hành luật yêu cầu kết hợp sử dụng các loại nhiên liệu thông thường với nhiên liệu sinh học nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhu cầu năng lượng xanh tăng là nguyên nhân khiến giá dầu cọ trên thị trường thế giới tăng vọt với nhiều hệ quả.
Mở rộng quy mô sản xuất dầu cọ là một trong những nguyên nhân chính thu hẹp đất rừng ở Đông Nam Á. Nó là mặt hàng gây tổn hại cho môi trường nhất trên hành tinh. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang được giải quyết theo hướng đổ dồn hậu quả cho những nước đang phát triển, nơi có diện tích đất canh tác rộng lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng xanh. Và chính những nước đang phát triển này phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tỉnh Riau, nằm trên hòn đảo Sumatra của Indonesia, là một ví dụ điển hình về việc phá rừng trên diện rộng để phát triển năng lượng sinh học. Tình trạng phá rừng tràn lan đã khiến Indonesia trở thành nước đứng thứ 3 danh sách các quốc gia chịu nhiều biến đổi khí hậu nhất.
Theo một báo cáo của Chính phủ, nạn phá rừng và khai thác than bùn chứa nhiều carbon chiếm 80% trong tổng số 2,3 tỷ tấn CO2 nước này thải ra hàng năm. 20 năm trước, 80% diện tích của tỉnh là rừng nhưng hiện nay chỉ còn lại 30%. Hai công ty giấy và bột gỗ của Tập đoàn Sinar Mas và Raja Garuda chính là nguyên nhân gây nên tình trạng phá rừng này. Sinar Mas và Raja Garuda cũng đầu tư trồng hàng loạt đồn điền dầu cọ, khiến diện tích rừng bị phá hủy ngày càng tăng.
Đại diện của gần 200 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị biến đổi khí hầu toàn cầu diễn ra tại Copenhagen vào tháng 12 tới nhằm thống nhất giải pháp để cắt giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho đến năm 2050. Nếu Hiệp định Copenhagen được thông qua, nó sẽ thay thế Nghị định thư Tokyo đã được ký vào năm 1997. Năng lượng xanh được nhắc đến với mật độ khá dày đặc nhưng nguồn cung cấp cho dạng nguyên liệu này lại là một trong những nguyên nhân gia tăng lượng khí thải nhà kính. Điều mà các chuyên gia môi trường cảnh báo chính là các đồn điền cây công nghiệp không phải là rừng. Việc thay thế tràn lan rừng tự nhiên bằng những đồn điền dầu cọ có nguy cơ dẫn nhân loại đến gần hơn nữa tác động của biến đổi khí hậu.
(Theo HÀ NHI/Independent/SGGP)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com