Cuối tháng 3 vừa qua, tàu khu trục hộ tống Cheonan của Hàn Quốc đã chìm tại khu vực biên giới trên biển giữa hai miền Triều Tiên, khiến 46 người thiệt mạng. Gần một tháng trôi qua, nguyên nhân vụ tai nạn vẫn còn chìm trong bí ẩn.
Một phần đuôi tàu đang được trục vớt.
Tối 26-3, khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra gần vùng biển căng thẳng giữa hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên, tàu chiến Cheonan trọng tải 1.200 tấn, với thủy thủ đoàn 104 thành viên đã bị chìm sau một vụ nổ lớn, con tàu bị gẫy đôi, 58 thủy thủ được cứu sống ngay sau đó. Hiện tại, Hàn Quốc và Mỹ đều muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ nổ đã cướp đi sinh mạng của 46 thủy thủ trong thảm họa hàng hải được xem là tồi tệ nhất ở Hàn Quốc. Vì thế, Hàn Quốc đã thành lập ủy ban điều tra đa quốc gia để bảo đảm kết quả cuối cùng không gây tranh cãi. Ủy ban này có sự tham gia của hơn 120 chuyên gia Hàn Quốc, 7 chuyên gia Mỹ và 3 chuyên gia Australia. Chưa có nguyên nhân chính thức nào được công bố. Đã có những đồn đoán về sự liên quan của Triều Tiên trong vụ chìm tàu, nhưng Bình Nhưỡng đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng nước này không liên quan đến thảm họa.
Hiện có bốn giả thuyết về nguyên nhân tàu chìm được các chuyên gia, các nhà phân tích đặt ra. Thứ nhất có thể là do một vụ nổ từ bên trong tàu vì lỗi kỹ thuật. Một cựu thủy thủ tàu Cheonan nói rằng nguyên nhân phát nổ từ bên trong tàu cũng có khả năng xảy ra do việc sắp xếp vũ khí ở khu vực đuôi tàu. Tuy nhiên, theo một số chuyên viên kỹ thuật, nguyên nhân phát nổ từ lỗi kỹ thuật ở gần đuôi tàu, gây ra lỗ thủng lớn trên thân tàu rất thấp. Thứ hai, các nhà chuyên môn không tính đến khả năng tàu Cheonan đâm vào đá ngầm vì tàu đã quen với địa hình khu vực do thường xuyên luyện tập và tuần tra. Giả thuyết thứ ba là tàu bị ngư lôi tấn công, vì đây là khu vực biên giới giáp ranh giữa hai miền vẫn thường xảy ra xung đột.
Thế nhưng, một số chuyên gia cho rằng, tàu được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ, được cho là trong trường hợp từ 15-17% vỏ tàu bị phá hủy thì tàu vẫn có khả năng nổi trên mặt nước. Giả thuyết thứ tư được Chính phủ Hàn Quốc và nhiều chuyên gia đồng tình là tàu Cheonan có thể đã đụng phải mìn nổi. Giám đốc điều hành Hyundai Heavy Industries Kim Tae-wook nói: "Dường như có một cú sốc từ một vụ nổ bên ngoài khiến vũ khí trên tàu bị phát nổ, làm tàu bị chẻ đôi". Một thủy thủ sống sót nói rằng nguyên nhân tàu Cheonan gặp nạn chắc chắn do bị tác động từ bên ngoài hoặc nguyên nhân nào đó nhưng cũng xuất phát từ bên ngoài tàu. Lời mô tả của các nhân chứng tập trung nhiều vào nguyên nhân bên ngoài. Dù là giả thuyết nào thì các quan chức Hàn Quốc vẫn rất thận trọng khi đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thảm khốc này.
Tàu khu trục hộ tống Cheonan là loại tàu chiến đấu cỡ nhỏ (Corvette) do Hàn Quốc tự chế tạo trên cơ sở kết hợp công nghệ trong nước và các tổ hợp vũ khí nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác. Nhiệm vụ chính của lớp tàu này là tuần tra, săn ngầm, hộ tống… Bắt đầu phục vụ trong biên chế Hải quân Hàn Quốc từ năm 1984, tổng cộng đã có 24 chiến hạm thuộc lớp này được đóng và hiện có 22 chiếc đang hoạt động. Về thiết kế, các chiến hạm này có kết cấu tương tự lớp tàu tuần tiễu Tonghae trước đó của Hàn Quốc, nhưng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại hơn. Với chiều dài 88,3m, rộng 10m và có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 32 hải lý/giờ, tàu hộ tống Cheonan có tầm hoạt động khoảng 4.000km. Hệ thống động lực của tàu là hai động cơ Gas Turbine 1 General Electric LM-2500 hoặc Diesel Engine 2 MTU 12V 956 TB 82 (6.260 mã lực)
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Hình ảnh hai nữ nghi phạm thực hiện các vụ đánh bom tại ga tàu điện ngầm ở thủ đô Mátxcơva của Nga hôm 29-3 với khuôn mặt đầy máu và đôi mắt nhắm nghiền đã đưa người dân nước này trở lại ký ức kinh hoàng tưởng đã đi vào quên lãng về những "góa phụ đen"
Trong phiên họp Thượng viện và Hạ viện Nga ngày 14-4, tất cả đã dành 1 phút tưởng niệm 96 nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại miền Tây nước Nga, trong đó có Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và phu nhân. Sau những bàng hoàng và rúng động trước mất mát quá lớn mà Ba Lan phải gánh chịu từ tai nạn máy bay hồi tuần trước, dư luận quốc tế đang đặt ra nhiều câu hỏi liệu có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn có nhiều vấn đề mắc mứu còn tồn tại trong thời gian vừa qua?
Tình trạng biến đổi khí hậu và mất đi các hệ sinh thái trên trái đất gần như đang diễn ra trước sự vô cảm. Tại Mỹ, có ý kiến cho rằng, chuyện biến đổi khí hậu không bức thiết bằng tình trạng thất nghiệp trước mắt. Một khảo sát xã hội về 20 vấn đề mà người dân Mỹ quan tâm cho thấy, vấn đề Trái đất nóng lên được xếp cuối cùng.
Trang điện tử báo Trung Quốc, tờ Toàn cảnh kinh tế số ra ngày 20-4 đăng bài viết của giáo sư Lưu Kiến Hoa thuộc phòng Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trường Đại học Kinh tế-Tài chính-Pháp luật Trung Nam (Trung Quốc) phân tích về những diễn biến mới trên lĩnh vực thương mại Trung-Mỹ cho biết Mỹ đang thay đổi chiến thuật tấn công thương mại với Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây thế giới chứng kiến những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế dù nhỏ nhoi nhưng là điều đáng mừng. Nhưng mới đây vụ ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Goldman Sachs bị tố cáo gian lận đã một lần nữa làm sống lại nỗi lo sợ của nhà đầu tư vốn đã khủng hoảng lòng tin bởi một danh sách dài những hậu quả mà các ngân hàng tinh túy nhất thế giới mang lại.
Trung Quốc từng lặng lẽ qua mặt châu Âu về quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Phi, nay lại âm thầm thâm nhập sâu rộng tại Mỹ Latinh, nơi là thị trường truyền thống của Mỹ và châu Âu. Dư luận từ trước đến nay không chú ý lắm đến sự có mặt của Trung Quốc ở phía Nam Tây Bán Cầu, nhưng con số mới công bố gần đây đã làm giật mình thế giới: kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Mỹ Latinh đã tăng hơn 10 lần trong vòng chưa đến 7 năm, từ 12 tỷ USD năm 2002 lên 140 tỷ USD năm 2008.
Không có hộ khẩu thành phố, không đủ tiền để mua nhà bởi giá đắt cắt cổ, nhiều trí thức trẻ Trung Quốc đang tìm đường về quê, sau thời gian dài đeo bám các đô thị lớn.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.