Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

20 vùng đất nguy hiểm nhất thế giới

Sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Mumbai (Ấn Độ), tờ Telegraph công bố danh sách 20 địa điểm được cho là nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay dựa trên khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Anh.


Iraq: Tình hình an ninh ở Iraq vẫn bất ổn. Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo không đến thủ đô Baghdad và các tỉnh khác như Basra, Kirkuk. Mối đe doạ tấn công khủng bố và khả năng người nước ngoài bị bắt cóc vẫn ở mức cao trên toàn quốc.

Afghanistan: Không có nơi nào ở nước này không có bạo lực và nguy cơ bị bắt cóc, bị tấn công liều chết vẫn ở mức cao.

Chechnya: Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo không tới các nước cộng hoà thuộc Nga Chechnya, Ingushetia và Dagestan vì lí do an ninh. Phiến quân ở đây gây ra nhiều vụ tấn công, bắt cóc con tin.

Nam Phi: Tỉ lệ phạm tội ở nước này ở mức cao, bao gồm cả hãm hiếp, giết người, trộm cướp.

Jamaica: Tình hình bạo lực và tội phạm dùng súng phổ biến ở thủ đô Kingston. Khách du lịch cũng phải cảnh giác khi tới vùng nông thôn hoặc bãi biển hoang sơ thậm chí vào ban ngày.

Sudan: Đe doạ khủng bố vẫn ở mức cao và tình hình nhân đạo tồi tệ khi có hơn 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa bởi chiến sự ở Darfur. Trộm cướp cũng phổ biến ở Darfur, đặc biệt ở khu vực nông thôn vào buổi tối.

Thái Lan: Tình hình chính trị bất ổn dẫn tới những cuộc biểu tình kéo dài ở Bangkok. Đụng độ khu vực quanh ngôi đền cổ Preah Vihear khiến quan hệ Thái Lan và Campuchia căng thẳng. Tấn công đẫm máu ở 3 tỉnh miền Nam vẫn tiếp diễn.

Colombia: An ninh được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng nguy cơ bị bắt cóc, tấn công khủng bố vẫn còn tại nhiều vùng, đặc biệt là nông thôn. Tội phạm có tổ chức và các băng nhóm ma tuý tiếp tục là vấn đề nóng.

Haiti: Do nạn bắt cóc đòi tiền chuộc và tấn công bạo lực, Bộ Ngoại giao cũng khuyến cáo không tới khu vực này. Những cuộc biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao ở Haiti thường biến thành bạo lực.

Eritrea: Tình hình ở các vùng biên giới giáp với Ethiopia và Djibouti vẫn bất ổn.

CH Congo: Dù mối đe doạ khủng bố đã giảm, nhưng an ninh lỏng lẻo và tình trạng hỗn loạn vẫn tiếp diễn.

Liberia: Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo không đi ra ngoài thủ đô Monrovia. Mối đe doạ khủng bố thấp, nhưng bạo lực lại gia tăng ở thủ đô và các cuộc biểu tình trên khắp đất nước có thể nhanh chóng biến thành bạo lực.

Pakistan: Tấn công khủng bố nhằm vào quan chức địa phương, người nước ngoài và các cuộc đọ súng giữa quân đội với lực lượng li khai nổ ra khắp nơi.

Burundi: Công dân Anh được khuyến cáo không tới nước này kể cả thủ đô Bujumbura. Nhóm nổi dậy cuối cùng đã ký thỏa thuận ngừng bắt với chính phủ vào tháng 5/2008, nhưng nguy cơ bị phục kích vẫn còn.

Nigeria: Khoảng 250 người nước ngoài bị bắt cóc ở khu vực đồng bằng Niger từ tháng 1/2006. Xung đột sắc tộc gần đây ở thành phố miền Trung khiến 400 người chết. Mối đe doạ khủng bố trên khắp đất nước, bạo lực tràn lan ở miền Nam, bao gồm Lagos.

Zimbabwa: Tương lai chính trị chưa xác định và các vụ tấn công xảy ra trên toàn quốc cùng với những vụ đánh đập bắt bớ do quân đội thực hiện.

Ấn Độ: Hầu hết các khu vực ở Ấn Độ an toàn ngoại trừ Mumbai vừa bị tấn công khủng bố và vùng biên giới giáp với Pakistan. Tuy nhiên, mối đe doạ khủng bố vẫn ở mức cao trên toàn đất nước.

Mexico: Đe doạ khủng bố ở mức thấp, nhưng tội phạm đường phố tăng.

Israel và Palestine: Nguy cơ khủng bố ở mức cao trên toàn Israel. Trong tháng 7 có 3 vụ khủng bố ở Jerusalem khiến 4 người chết, 53 người bị thương. Dải Gaza (Palestine) được cho là khu vực nguy hiểm khi các nhóm khủng bố sẵn sàng bắt cóc người nước ngoài.

Li Băng: Căng thẳng ở Li Băng vẫn còn đó sau các cuộc xung đột bạo lực ở thủ đô Beirut vào tháng 5/2008. Mối đe doạ khủng bố và bạo lực vẫn ở mức cao trên toàn quốc.


(Theo TPO)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Ngành năng lượng châu Âu có nguy cơ lâm vào khủng hoảng
  • Kinh tế đi xuống, năng lượng “bẩn” lên ngôi
  • Giá dầu giảm mạnh: quan hệ Nga- OPEC thêm thắt chặt
  • Hỗ trợ của IMF thường là những liều thuốc đắng
  • Thái Lan: Quyền lực thứ tư
  • Sự sụp đổ của một nền kinh tế thật sự
  • Cơ hội từ… biến đổi khí hậu
  • Các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn gặp khó khăn trong năm 2009