Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ vừa công bố 9 dự báo về kinh tế toàn cầu trong các năm 2012 và 2013. Đây là những nhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế các khu vực, chứng khoán, hàng hóa, tỷ giá, chính sách của các ngân hàng trung ương…
Bức tranh dự báo này kém tươi sáng, cho thấy sự giảm tốc xa hơn của kinh tế thế giới do ảnh hưởng bất lợi từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu của Mỹ và châu Âu, song song với hoạt động giảm bớt đầu tư của các doanh nghiệp và tiếp tục sa thải nhân lực của khu vực tài chính.
Goldman Sachs dự báo, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ có năm 2012 vô cùng khó khăn
Dưới đây là 9 dự báo mà Goldman Sachs đã đưa ra, theo trang Business Insider:
1. Các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục thể hiện sự vững vàng trước các thách thức
Theo quan điểm của Goldman Sachs, những vấn đề mà hiện các nước phát triển đối mặt sẽ không ập đến với các nền kinh tế mới nổi trong 2 năm tới. Lạm phát ở các quốc ga này sẽ giảm tốc và chính sách kinh tế sẽ dịch chuyển nhiều hơn theo hướng ngăn chặn sự giảm tốc tăng trưởng. Xu hướng chính sách này đã được khẳng định ở thời điểm cuối năm 2011 này, với việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần đầu tiên trong 3 năm.
2. Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ cản trở sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ không kết thúc vào cuối năm nay và đầu năm sau. Thay vào đó, Goldman Sachs cho rằng, cuộc khủng hoảng này sẽ tiếp tục là một rào cản đối với tăng trưởng toàn cầu. Theo dự báo của Goldman Sachs, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2012, giảm 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. Khả năng thấp về việc các nhà chức trách châu Âu đạt được một kế hoạch hành động cụ thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới các nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường lục địa già - nhất là khu vực ngân hàng nắm giữ nhiều nợ của khu vực này.
3. Suy thoái rất có khả năng xảy ra ở khu vực Eurozone
Goldman Sachs dự báo, GDP của khu vực Eurozone sẽ giảm 0,8% trong năm 2012, ngang với mức suy giảm ở những thời điểm khắc nghiệt nhất trong thời kỳ suy thoái 1992-1993 tại nhóm nước này. Theo ngân hàng này, suy thoái nhẹ hiện đã xảy ra ở Anh, khu vực Scandinavia và một số nước Trung-Đông Âu. Theo Goldman Sachs, trong năm 2013, kinh tế Eurozone sẽ phục hồi yếu ở mức 0,7%.
4. Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ có năm 2012 vô cùng khó khăn
Các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cho rằng, trong 3-6 tháng tới, các chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật, Stoxx Europe 600 của châu Âu và MSCI AC châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản sẽ cùng giảm điểm. Thị trường châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất, với mức dự báo giảm 16% trước khi phục hồi chậm chạp. Chỉ số S&P 500 của thị trường Mỹ được dự báo sẽ biến động yếu trong biên độ hẹp trong 12 tháng tới.
5. Thị trường chứng khoán châu Á sẽ “vượt bão” tốt hơn so với các khu vực khác
Mặc dù có quan điểm khá bi quan về chứng khoán châu Âu, Goldman Sachs tin rằng, thị trường khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản là thị trường có triển vọng tăng điểm tốt nhất, với mức tăng được dự báo 14% trong cả năm 2012. Goldman Sachs dự báo, thu nhập trên mỗi cổ phiếu tại thị trường này sẽ tăng 5,6% và 12% lần lượt trong năm 2012 và 2013. Theo lý giải của các nhà phân tích, giá cổ phiếu thấp hiện nay cùng với mức dự báo còn tương đối sáng về kinh tế Trung Quốc sẽ tạo đà tăng điểm cho thị trường châu Á.
6. Lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng dần
Goldman Sachs dự báo, đường lối chính sách tiền tệ của các nước phát triển sẽ tiếp tục theo hướng lỏng lẻo như hiện nay trong 2 năm tới và lạm phát tại các nền kinh tế này sẽ ở mức vừa phải. Theo Goldman Sachs, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ duy trì trên 2% và tăng dần lên 3,3% vào cuối năm 2013. Lợi suất trái phiếu Đức và Anh cũng sẽ tăng, trong khi lãi suất cơ bản ở Đức sẽ giảm 0,3 điểm phần trăm.
7. Đồng USD sẽ suy yếu
Về tỷ giá giữa các đồng tiền, các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo đồng USD sẽ suy yếu nhiều trong 2 năm tới khi các nhà đầu tư đa dạng hóa các đồng tiền nắm giữ trong danh mục. Chẳng hạn, đồng USD sẽ giảm giá so với đồng Peso của Mexico (còn 12,5 Peso/USD), đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (còn 6,13 Nhân dân tệ/USD) và đồng Bảng Anh (còn 0,58 Bảng/USD)…
8. Giá dầu thô sẽ lập kỷ lục mới
Theo Goldman Sachs, trong bối cảnh các hãng sản xuất dầu lửa gặp khó khăn khi khai thác thêm những mỏ dầu mới sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung và đẩy giá dầu tăng lên trong hai năm tới. Sự tăng giá dầu này còn diễn ra khi các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng và đòi hỏi tiêu thụ nhiều dầu. Goldman Sachs cho rằng, với mức giá dầu hiện nay, nhu cầu dầu thô đang vượt quá nguồn cung.
9. Các nhà hoạch định chính sách sẽ có những động thái “vô tiền khoáng hậu”
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 30/11 vừa rồi phối hợp hành động bơm thanh khoản vào thị trường cùng các ngân hàng trung ương lớn khác, Goldman Sachs dự báo các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển sẽ còn có những động thái mạnh tay nữa trong hai năm 2012 và 2013. “Chúng tôi dự báo về một gói QE3 ở Mỹ, việc mua thêm trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Trung ương Anh, và khả năng Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Theo VnEconomy -------------------------------
2012: Sẽ có nhiều bất thường trong chính sách
Goldman Sachs vừa công bố những phỏng đoán đầu tiên của mình về tình hình thế giới năm 2012 và 2013.
Dưới sự lãnh đạo của Francesco Garzarelli ở London và Dominic Wilson ở New York, nhóm nghiên này được thành lập với mục đích đưa ra những dự báo về tình hình thị trường, tiền tệ, hàng hóa và thậm chí là chính sách của ngân hàng trung ương các nước. Những dự đoán họ đưa ra không mấy khả quan. Các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng chậm chạp trong hai năm tiếp theo
Bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảm đạm trong hai năm tiếp theo. Những hạn chế của các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ sẽ tác động đến kinh tế Mỹ và Liên minh Châu Âu. Thêm vào đó là biện pháp giảm bớt nợ bằng cách sa thải nhân viên của các doanh nghiệp và hệ thống các ngân hàng.
Thị trường mới nổi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức Các nước đang phát triển sẽ không phải chịu đựng những vẫn đề các nước phát triển đang phải đối mặt. Tuy nhiên, các nước này cũng không dễ dàng để kiểm soát lạm phát, chính sách kinh tế cũng phải thay đổi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ được chứng minh vào cuối năm 2011 này. Điển hình như, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tin dụng quốc gia. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu vẫn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế sẽ vẫn đeo bám châu Âu trong vài năm tiếp theo. Chính xác là Goldman cho rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kìm nén tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tầm nhìn và chiến lược hạn hẹp của châu Âu sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường trong khu vực, đặc biệt là các ngân hàng với những món nợ chồng chất.
Nguy cơ suy thoái của châu Âu vẫn còn gia tăng Goldman dự đoán GDP của châu Âu sẽ giảm 0,5 % từ quý IV năm nay tới đầu năm 2012 có thể tiếp tục giảm tới 0.8%. Đợt suy thoái này gần giống đợt suy thoái giai đoạn 1992-1993. Năm 2013, GDP châu Âu sẽ giảm 0,7% và sau đó sẽ tăng chậm. Thị trường cổ phiếu sẽ có một năm vô cùng khó khăn
Các nhà kinh tế Goldman dự đoán rằng trong 3 đến 6 tháng tới các thị trường cổ phiếu lớn như Tolyo Topix, Stoxx Europe 600 và MSCI AC Asia Pacific sẽ giảm. Châu Âu sẽ là khu vực ảnh hưởng nặng nhất, giá trị cổ phiếu của họ có thể giảm tới 16% trước khi trở về mức giá hiện tại. Cổ phiếu ở Châu Á sẽ tươi sáng hơn Các công ty đang rút dần khỏi thị trương cổ phiếu châu Âu, đa phần họ cho rằng châu Á (trừ Nhật Bản) là sẽ có tiềm năng phát triển hơn, có thể sẽ tăng 14% vào cuối năm 2012. Goldman ước tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu châu Á sẽ tăng 5.6% trong năm 2012 và 12% trong năm 2013.
Lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ tăng dần
Goldman Sachs dự báo, chính sách tiền tệ của các nước phát triển sẽ vẫn còn lỏng lẻo như hiện nay trong vòng 2 năm tới và lạm phát tại các nền kinh tế này sẽ ở mức vừa phải. Cũng theo Goldman Sachs, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ duy trì trên 2% và tăng dần lên 3,3% vào cuối năm 2013. Lợi suất trái phiếu Đức và Anh cũng sẽ tăng, trong khi lãi suất cơ bản ở Đức sẽ giảm 0,3 điểm.
Dầu thô sẽ đạt mực kỉ lục
Goldman dự đoán tình trạng thị trường năng lượng khan hiếm do thiếu nguồn lực khiến giá dầu tăng cao sẽ kéo dài trong hai năm tới. Sự phát triển của các thị trường mới nổi dẫn đến nhu cầu xăng dầu ở các khu vực này đang gia tăng. Với mức tiêu thụ hiện nay, cầu sẽ vượt xa cung trong vài năm tới. Các nhà hoạch định chính sách sẽ có những hành động bất thường Sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ phối hợp các ngân hàng lớn khác bơm thanh khoản vào thị trường, Goldman Sachs dự báo các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển sẽ còn có những động thái mạnh tay nữa trong hai năm 2012 và 2013. Chuyên gia phân tích zarzarelli của Goldman cho biết: "Chúng tôi dự báo về một gói QE3 ở Mỹ, việc mua thêm trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Trung ương Anh, và khả năng Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
2011 quả là một năm nhiều khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chập choạng, lúc sáng lúc tối, thì việc các doanh nghiệp đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt, những bước đi thiếu tự tin là khó tránh khỏi.
Trả lời câu hỏi Ai cai trị nước Mỹ? có lẽ nhiều người sẽ nói: chính phủ và Tổng thống Mỹ đang cai trị nước này. Câu trả lời ấy không sai nhưng chưa đi vào bản chất vấn đề. Nếu tiếp tục tìm hiểu ta sẽ thấy Ai cai trị nước Mỹ là một vấn đề phức tạp, cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời tương đối nhất trí mà tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Á mới nổi sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong năm 2012 khi các vấn đề nợ công ở châu Âu ngày càng trầm trọng còn nền kinh tế Mỹ èo uột đang gia tăng ám ảnh về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sâu hơn, Báo cáo cập nhật về Kinh tế châu Á mới nhất của ADB công bố sáng nay cho biết.
Những nền kinh tế công nghiệp phát triển hiện đang mất dần ảnh hưởng. Trong khi, các nước BRICS đang phát triển ngày một nhanh chóng và đang đóng góp đáng kể vào kinh tế toàn cầu.
Sau khi dự luật trần nợ mới của Mỹ được ký duyệt, xen lẫn tiếng thở phào vẫn có nhiều lo lắng, bởi lẽ: nếu nước Mỹ vỡ nợ tác động ngoại cỡ tới kinh tế toàn cầu do vị thế độc nhất của Mỹ trên thế giới, thì một thỏa thuận thay đổi hướng chính sách tài chính của nước này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế giới trong nhiều năm tới.
Tiếp sau dự báo về kinh tế Mỹ, châu Âu trong 2012 và 2013, các chuyên gia phân tích của ngân hàng Morgan Stanley đã đưa ra nhận định về tổng mức thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 2011 - 2013 của 21 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á đang nhìn về phía bắc tới lục địa châu Á và về phía đông xuyên Thái Bình Dương để thấy hai "tài sản lớn", khác biệt và bổ sung cho khu vực của họ: Đó là nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc và sức mạnh quân sự vô dịch của Mỹ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.