Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các quốc gia giàu có: Nợ chính phủ sẽ gia tăng do dân số già

Quốc gia giàu có như Nhật đã trải qua áp lực nhân khẩu nặng nề về tài chính công

Gánh nặng nợ chính phủ đặt lên vai những người lao động tại thế giới các quốc gia giàu có sẽ tăng hơn gấp đôi từ năm 2007 tới 2015 khi một lượng dân số già gia tăng, tạo áp lực ngày càng lớn cho các hệ thống y tế và phúc lợi xã hội ở các quốc gia này.

Trong những tính toán mới cho tờ Thời báo Tài chính (Financial Time), ông Eswar Prasad - một cựu quan chức của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) nhận thấy rằng các nền kinh tế thịnh vượng sẽ sở hữu một phần nợ công gia tăng nhanh khắp thế giới, trong khi họ đóng góp tương đối ít cho tăng trưởng toàn cầu. Các quốc gia giàu có như Nhật Bản đã trải qua áp lực nhân khẩu nặng nề về tài chính công. Các quốc gia khác như Mỹ, cũng đang bắt đầu gánh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sự về hưu của thế hệ “baby boomers” (thế hệ thời kỳ bùng nổ dân số) thời hậu chiến. Theo giáo sư  Prasad, các quốc gia giàu có sẽ chứng kiến mức tăng nợ chính phủ trung bình trên đầu người thuộc độ tuổi làm việc từ 31.700 USD (năm 2007) tới 68.500 USD (năm 2015). Ví dụ điển hình trong số hơn 50 quốc gia là Mỹ, mặc dù có một tiểu sử nhân khẩu tương đối tốt nhưng đã có mức nợ trên mỗi người làm việc tăng từ vị trí cao thứ 11 trong năm 2007 lên tới vị trí thứ 3 trong năm 2015.

Gánh nặng nợ công ngày càng lớn đặt lên vai một lực lượng làm việc nhỏ hơn nhiều sẽ có tác động xấu tới tình hình tăng trưởng và ổn định. Giáo sư Prasad cho biết “Các quốc gia phát triển nên kết hợp sử dụng công khố một cách hiệu quả một khi quá trình hồi phục đã được kiểm soát tốt hơn.  Để làm được điều đó, họ cần phải có ý chí chính trị mạnh mẽ trong việc giải quyết những thâm hụt ngắn hạn và sau đó là kiểm soát tăng trưởng trong chi tiêu công. Thiếu hành động quyết đoán, tình trạng nợ công đang bùng nổ tại các quốc gia phát triển có thể trở thành một mối đe dọa cho ổn định tài chính toàn cầu và nội địa.”

Tỉ lệ nợ chính phủ so với GDP trên thế giới đã tăng do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi các chính phủ nỗ lực hỗ trợ cho các hệ thống tài chính và các nền kinh tế của họ bằng chi tiêu công. Tuy nhiên, trong khi những gánh nặng này đang có xu hướng co ngót trở lại tại các thị trường mới nổi thì lại gia tăng tại các quốc gia giàu có do một sự tác động từ lớp dân số già. Xét trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia giàu có sẽ đóng góp đáng kể hơn vào gánh nặng nợ tổng thể toàn thế giới so với đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia có thu nhập ở mức trung chiếm 10% trong lượng tăng các mức nợ từ năm 2007-2010 và được dự đoán sẽ tăng 13% trong giai đoạn từ 2007 tới 2015. Tuy nhiên, họ sẽ đóng góp 70% cho tăng trưởng GDP danh nghĩa toàn cầu từ năm 2007 tới 2010 và 54% từ năm 2007 tới 2015.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Khủng hoảng thất nghiệp toàn cầu: Hậu quả, nguyên nhân và giải pháp
  • Kinh tế 24h qua: Vàng bị “hắt hủi”
  • Trật tự mới trên bàn cờ địa kinh tế
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc vẫn “chiếu trên”
  • Kinh tế 24h qua: Dự báo "khủng"
  • Cỗ xe tam mã vào đường đua
  • Ám ảnh hơn cả bão nợ
  • Thế giới tuần 8-14/11: Hai nỗi lo chi phối