Kết quả cuộc bầu cử địa phương ở Nicanagua hồi tháng 11 vừa qua cho thấy Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino (FSLN) đã giành thắng lợi ở đa số các tỉnh, thành phố nước này (với 105 chức thị trưởng trong tổng số 146 thị trưởng; trong đó có cả Thủ đô Managua).
Ðây là thắng lợi quan trọng, phản ánh niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân với chính sách của Chính phủ do Tổng thống Daniel Ortega đứng đầu.
Trở lại nắm quyền sau 16 năm (1-2007), Chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega đã tập trung thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế nhằm xóa bỏ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội ở quốc gia, mà tỷ lệ người nghèo chiếm 50% số dân và coi cuộc đấu tranh chống nghèo đói là quốc sách ưu tiên hàng đầu. Tháng 5 năm ngoái, Chính phủ đã phát động chương trình chống nghèo đói với số quỹ ban đầu khoảng 150 triệu USD, được tiến hành trong năm năm nhằm giúp khoảng 75.000 gia đình khó khăn ở các vùng nông thôn thoát khỏi đói nghèo.
Mục tiêu của chương trình là từng bước giảm tỷ lệ người nghèo ở nông thôn bằng cách hỗ trợ sản xuất lương thực, cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế cho 15.000 gia đình trong năm đầu tiên. Mỗi gia đình được Chính phủ trợ cấp khoản tiền 2.000 USD để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá cao Chương trình phát triển kinh tế - xã hội xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ Nicanagua và quyết định viện trợ khoảng 93 triệu USD ủng hộ chương trình kinh tế này. IMF nhận định chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ Nicanagua là cần thiết để thực hiện những Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ, trong đó giảm tỷ lệ người nghèo xuống còn một nửa so với thời điểm ông lên nắm quyền đầu năm 2007.
Nguồn vốn của IMF tập trung vào các lĩnh vực phát triển năng lượng, nâng cao hiệu quả, tính minh bạch của hệ thống quản lý nhà nước và chương trình phúc lợi xã hội về y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, an ninh lương thực, đầu tư. Sự đánh giá và hỗ trợ của IMF là động lực thúc đẩy các nỗ lực của Chính phủ Nicanagua trong cuộc đấu tranh xóa đói nghèo ở nước này.
Một trong những nhiệm vụ xóa đói nghèo được Chính phủ Nicanagua tích cực triển khai thực hiện là kế hoạch xóa nạn mù chữ ở nước này, coi xóa nạn mù chữ chính là vũ khí chống nghèo đói.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) hiện nay tại Nicanagua có gần 1,2 triệu người trong độ tuổi 15 - 33 không biết đọc và viết. Nhờ tích cực triển khai kế hoạch xóa nạn mù chữ, năm ngoái, tỷ lệ người không biết đọc, biết viết ở Nicanagua đã giảm đáng kể. Hơn 110.000 người, đặc biệt ở các vùng nông thôn đã biết đọc. Viện thống kê và điều tra Nicanagua cho biết dự kiến đến cuối năm nay Nicanagua sẽ chỉ còn khoảng 100 huyện có người không biết đọc, biết viết so với 153 huyện năm 2007. Kế hoạch xóa nạn mù chữ của Nicanagua đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Cuaba và Venezuela. Bên cạnh việc cung cấp giáo trình giảng dạy, Cuaba và Venezuela còn hỗ trợ cả giáo viên, thiết bị và dụng cụ, phương pháp học tập giúp Nicanagua hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ. Trong năm 2008, Nicanagua sẽ tiếp tục áp dụng chương trình "Tôi có thể" của Cuaba với mục tiêu đưa 500.000 người dân thoát nạn mù chữ. Bộ trưởng Giáo dục Nicanagua M. Cát-ti-gia cho biết nước này phấn đấu giảm số người mù chữ xuống còn 4% trong vòng hai năm tới.
Trong chính sách đối ngoại, Nicanagua ưu tiên tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Ngay sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Nicanagua Ð.Oóc-tê-ga đã quyết định gia nhập tổ chức "Sự lựa chọn Boliva cho châu Mỹ" (ALBA) do Venezuela và Cuaba khởi xướng trên cơ sở hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Trong khuôn khổ ALBA, Nicanagua và Venezuela tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là an ninh lương thực và năng lượng. Nicanagua cung cấp các loại nông phẩm giúp Venezuela giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực. Ðổi lại Venezuela sẽ giúp Nicanagua năng lượng. Venezuela và Nicanagua vừa ký dự án hợp tác xây dựng trung tâm hóa dầu lớn nhất Trung Mỹ với công suất 170.000 thùng/ngày và nguồn vốn đầu tư lên tới bốn tỷ USD.
Ngày 17-9 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin đã thăm Nicanagua và bày tỏ sẵn sàng giúp nước này khởi động lại một số dự án xây dựng nhà máy thủy điện tại các tỉnh miền trung. Hai bên sẽ bắt đầu cụ thể hóa các dự án hợp tác trong thời gian ngắn nhất bởi Nicanagua hiện rất cần dầu khí để phát triển đất nước. Nga còn muốn giúp quốc gia Trung Mỹ này xây dựng kênh đào nối Ðại Tây Dương và Thái Bình Dương cho các tàu có trọng tải lớn, nhằm thúc đẩy vận chuyển hàng hóa trên thế giới bằng đường biển. Dự án xây dựng kênh đào xuyên đại dương là một dự án phát triển kinh tế có quy mô lớn nhất của nước này.
VIỆC tăng cường quan hệ hợp tác với Nga và các nước trong khu vực cho thấy Nicanagua chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thác mọi tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở nước này.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Đến sáng thứ tư (3-12) vừa qua, những người biểu tình thuộc Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) đối lập với Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu rời bỏ những vị trí cố thủ tại hai sân bay chính của thủ đô Bangkok: Sân bay quốc tế Suvarnabhumi và sân bay nội địa Don Muang.
Đó là đánh giá chung của đại biểu các nước tham dự triển lãm chuyên ngành bất động sản “Mipim Horizons” lần I (từ ngày 2 đến 4-12 ở Mỹ). Chứng kiến những gì được giới thiệu tại khu vực của các nền kinh tế mới nổi, người ta chỉ thấy “Mọi việc vẫn ổn!”.
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế các nước châu Á-Thái Bình Dương chuẩn bị các biện pháp mới để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế lâu dài hơn sau khi chỉ số thất nghiệp tại Mỹ lên mức cao nhất trong vòng 26 năm qua (hơn 4 triệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp) cộng với tình hình ngành công nghiệp xe hơi nước này ngày càng u ám.
Theo nhận định của cơ quan nghiên cứu kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn này đã thực sự rơi vào suy thoái, và tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 1 năm.
Thời báo Los Angeles cho rằng đợt suy thoái lần này của kinh tế Mỹ, được chính thức xác nhận vào ngày 1/12, có thể kéo dài hết năm 2009 và thậm chí còn lâu hơn. Theo Ủy ban Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), tình trạng suy thoái ở Mỹ với ý nghĩa là hoạt động kinh tế suy giảm đáng kể ở toàn bộ nền kinh tế, đã bắt đầu từ cuối 2007, khi hàng loạt công ty cắt giảm công ăn việc làm.
Canađa vừa đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về việc Mỹ áp dụng quy định mới, yêu cầu các nhà bán lẻ Canađa phải cung cấp nhãn xuất xứ đối với thịt bò và thịt lợn tươi của nước này.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ngày 3-12 cảnh báo suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và đe dọa giảm phát là ba hiểm họa lớn đang chờ đợi các nước thành viên trong khối vào năm 2009
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ngày 3-12 cảnh báo suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và đe dọa giảm phát là ba hiểm họa lớn đang chờ đợi các nước thành viên trong khối vào năm 2009
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.