Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình trạng suy thoái kinh tế Mỹ có thể kéo dài tới 2010

Thời báo Los Angeles cho rằng đợt suy thoái lần này của kinh tế Mỹ, được chính thức xác nhận vào ngày 1/12, có thể kéo dài hết năm 2009 và thậm chí còn lâu hơn. Theo Ủy ban Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), tình trạng suy thoái ở Mỹ với ý nghĩa là hoạt động kinh tế suy giảm đáng kể ở toàn bộ nền kinh tế, đã bắt đầu từ cuối 2007, khi hàng loạt công ty cắt giảm công ăn việc làm.

Theo NBER, nền kinh tế Mỹ lẽ ra phải tạo ra khoảng 100.000 việc làm mới/tháng để đáp ứng nhu cầu của dân số gia tăng, song tính đến hết tháng 10/08, số công ăn việc làm ở Mỹ đã bị cắt giảm trung bình tới 120.000/tháng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này lên 6,5% trong tháng 10/08. Nhiều nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ có thể lên tới 8% trong năm 2009.
Số liệu thống kê mới nhất cũng cho thấy chỉ số hoạt động của ngành chế tạo Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm qua. Công ty dự đoán kinh tế MFR cho rằng đợt suy thoái lần này là "nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái trong thập kỷ 1930 và có thể kéo dài tới một thời điểm nào đó trong năm 2010". Sự suy thoái được hiểu là tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm trong 2 quý liên tiếp. Giáo sư kinh tế Lee Ohanian của Đại học UCLA ở California cũng cho rằng "đây có thể là đợt suy thoái lâu nhất và nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2".
Dư luận Mỹ tỏ ý tin tưởng Chính phủ của Tổng thống đắc cử Mỹ Barack Obama sẽ phục hồi được nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Phát biểu tại cuộc gặp với các thống đốc bang của Mỹ ngày 2/12, ông Obama đã kêu gọi các thống đốc bang cùng chính phủ liên bang hoạch định kế hoạch phục hồi kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện kế hoạch của trung ương. Ông cho rằng bằng cách này, Mỹ sẽ tìm ra được kế hoạch phục hồi kinh tế tốt nhất, phù hợp với tình hình cụ thể của các địa phương và của nền kinh tế đất nước. Các thống đốc bang cũng hy vọng chính phủ mới của Mỹ sẽ lắng nghe ý kiến của họ và đưa những kiến nghị của họ vào kế hoạch kinh tế của chính phủ liên bang. Thống đốc bang Pennsylvania, Edward Rendell, cho rằng đây là "cơ hội chưa từng có để các thống đốc bang đưa ý kiến của mình vào kế hoạch của chính phủ liên bang".
Ông Obama cũng cam kết cùng các địa phương giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, mà người ta dự tính sẽ xảy ra ở ít nhất 41 bang của Mỹ trong năm 2009. Theo báo cáo của Hiệp hội các thống đốc bang quốc gia, 20 bang của Mỹ đã phải cắt giảm ngân sách tổng cộng 7,6 tỷ USD trong tài khoá 2009 và 30 bang còn lại dự tính sẽ cắt giảm ngân sách thêm 30 tỷ USD.

(Theo Vinanet)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • "Cuộc chiến" thịt bò và lợn giữa Canađa và Mỹ đã chính thức mở màn
  • Năm 2009: Kinh tế thế giới đối mặt với ba hiểm họa lớn
  • Năm 2009: Kinh tế thế giới đối mặt với ba hiểm họa
  • 20 vùng đất nguy hiểm nhất thế giới
  • Ngành năng lượng châu Âu có nguy cơ lâm vào khủng hoảng
  • Kinh tế đi xuống, năng lượng “bẩn” lên ngôi
  • Giá dầu giảm mạnh: quan hệ Nga- OPEC thêm thắt chặt
  • Hỗ trợ của IMF thường là những liều thuốc đắng