Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến khi nào kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ?

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề khi nào Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mới đây, Conference Board, một tổ chức nghiên cứu doanh nghiệp, dự báo Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2012 nếu tính trên cơ sở sức mua tương đương (PPP).

Do các nhà kinh tế vẫn còn bất đồng về cách tính PPP, nên kinh tế Trung Quốc chỉ vượt qua Mỹ khi GDP được tính bằng đồng USD và quy đổi theo tỷ giá thị trường. Nếu tính theo cách đó và với tình hình thực tế hiện nay, GDP của Trung Quốc mới chỉ bằng 2/5 GDP của Mỹ.

Chỉ có điều, thời điểm Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đến gần. Khi lần đầu tiên đưa ra những dự báo về các nền kinh tế BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) hồi năm 2003, Goldman Sachs dự báo Trung Quốc có thể vượt Mỹ về kinh tế vào năm 2041. Tuy nhiên, đến nay, Goldman Sachs dự báo lại là vào năm 2027. Tháng 11/2010, Standard Chartered dự báo điều này có thể xảy ra vào năm 2020.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng nếu GDP thực của Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng với mức trung bình của 10 năm qua là 10,5% và 1,7% và không có điều gì thay đổi, GDP của Trung Quốc sẽ vượt GDP của Mỹ vào năm 2022.

Tuy nhiên, chỉ dùng quá khứ để dự báo tương lai là không hoàn toàn chính xác. Hồi giữa thập niên 1980, nhiều người cũng dự báo Nhật Bản sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại trong những năm tới vì dân số trong độ tuổi lao động sẽ bắt đầu giảm và tốc độ tăng năng lực sản xuất cũng chậm lại.

Bên cạnh đó, GDP (tính bằng USD) của Trung Quốc và Mỹ không chỉ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng thực, mà còn phụ thuộc vào làm phát và tỷ giá hối đoái giữa đồng NDT và USD. Ở các nền kinh tế đang nổi có tốc độ tăng năng lực sản xuất nhanh, tỷ giá hối đoái thực có thể tăng trước thông qua lạm phát cao hoặc tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng. Suốt thập niên qua, lạm phát hàng năm của Trung Quốc trung bình là 3,8%, so với 2,2% của Mỹ. Và kể từ khi Trung Quốc bỏ việc neo chặt đồng NDT vào đồng USD năm 2005, đồng NDT đã tăng trung bình 4,2%/năm so với đồng USD.

Do vậy, nếu tăng trưởng GDP thực hàng năm trong thập kỷ tới của Trung Quốc đạt mức trung bình 7,5% so với 2,5% của Mỹ, lạm phát của Trung Quốc là 4% và của Mỹ là 1,5% và đồng NDT trung bình mỗi năm tăng 3% thì đến năm 2019, Trung Quốc có thể vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu tốc độ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc giảm xuống mức 5% thì phải đợi đến năm 2022, Trung Quốc mới chiếm được vị trí số một.

Chỉ có điều, đến khi đó thì người Mỹ vẫn giàu hơn người Trung Quốc rất nhiều vì GDP tính theo đầu người của Mỹ vẫn gấp bốn lần so với của Trung Quốc.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Đồng USD vẫn “tuột dốc”?
  • Kinh tế thế giới giữa bộn bề biến động năm 2010
  • Các nền kinh tế tạo thuận lợi cho giới kinh doanh
  • Kinh tế thế giới 2010 qua 10 con số
  • Thế giới tuần 3 - 9/1: “Vạch mặt” nguy cơ
  • Kinh tế thế giới 2011: Hai tốc độ, ba lối rẽ
  • Những gương mặt được ngưỡng mộ nhất 2010
  • Giấc mộng Trung Hoa: Sứ mệnh và kết cục của cuộc đọ sức thế kỷ giữa Trung Quốc và Mỹ