Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

E7 soán ngôi G7 trong hai thập kỷ tới

G7 sẽ bị E7 vượt qua vào 2032, khi khủng hoảng tài chính thúc đẩy thay quyền lực trong kinh tế toàn cầu. Trung Quốc sẽ chiếm vị trí số1 của Mỹ.

PricewaterhouseCoopers LLP (PwC), một trong 4 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4), dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhóm 7 thị trường mới nổi hàng đầu (E7 - theo PwC) sẽ vượt xa nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) vào năm 2032, theo cách sử dụng tỉ lệ trao đổi thị trường dự kiến.
 
Dự báo, Trung Quốc sẽ thay thế vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ.

Năm 2009, tổng GDP của nhóm E7 bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga, Indonesia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ bằng khoảng 35% tổng GDP của G7.   

Đến năm 2020, GDP của E7 sẽ tăng bằng khoảng 70% của nhóm G7 và tới năm 2050 thì GDP của E7 sẽ cao hơn 64% GDP của G7.

Cũng trong năm 2032, nền kinh tế Brazil sẽ vượt qua Đức. Ấn Độ sẽ lấn át Nhật trong năm 2028.

Các nền kinh tế mới nổi đang dẫn dắt thế giới vượt qua cuộc suy thoái bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ngân hàng tại các quốc gia phát triển. Năm ngoái, Trung Quốc đã thay thế vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của Nhật.

PwC cũng dự báo rằng các quốc gia đang phát triển sẽ là động lực cho kinh tế thế giới trong thời gian tới, dẫn đầu là tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Sự thống trị mới của Trung Quốc và Ấn Độ, với dân số cực kỳ lớn, là một sự trở lại của cuộc Cách mạng Công nghiệp lịch sử cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Có điều, lần này sức mạnh quyền lực không còn nằm trong tay các nước Phương Tây và Mỹ.

Bên cạnh đó, tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường hàng tiêu dùng tại các nền kinh tế mới nổi  lớn gắn liền với một tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh sẽ là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Phương Tây. Nếu cứ tiếp tục tập trung vào thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu thì các doanh nghiệp Phương Tây sẽ bị bỏ lại trên con đường phát triển lịch sử.

Trong một báo cáo năm ngoái, PwC cho rằng tới năm 2020, G7 sẽ bị soái ngôi bởi E7, trên cơ sở sử dụng tỉ lệ trao đổi điều chỉnh ngang giá sức mua, tính tới sự khác nhau giữa giá cả cùng một loại hàng hoá tại các quốc gia khác nhau. Đánh giá hôm nay sử dụng tỉ lệ trao đổi thị trường dự kiến, không tính tới sự sai khác giá cả.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Chính sách Nông nghiệp chung EU: “Hại mình, hại người”?
  • 6 chiêu giúp phương Tây “đả bại” phương Đông
  • WB: Thị trường tự do sẽ giúp ngăn chặn khủng hoảng lương thực thế giới
  • Kinh tế 24h qua: “Nạn nhân” đầu tiên?
  • Thế giới 365 ngày: 10 dự báo năm 2011
  • Kinh tế 24h qua: Chạy đua vay nợ
  • Kinh tế 24h qua: Nguy cơ với FDI
  • Năm 2011: Quyền lực và sự thịnh vượng đang chuyển về phía Đông