Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Eurozone: Hai quốc gia, ba cuộc khủng hoảng

Ireland đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ tương tự như Hy Lạp và đẩy Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đứng trước “cơn bão tài chính” thứ hai.

Nhà kinh tế trưởng Marco Annunziata của ngân hàng Unicredit lưu ý cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã không được giải quyết triệt để và hiện đang tái phát. Hy Lạp đã phải yêu cầu EU trợ giúp và Ireland có thể cũng phải xin cứu trợ trong vòng 3 tháng tới. Theo các chuyên gia, cả hai nước đều cần sự hỗ trợ tài chính quy mô lớn để cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Ireland có thể thâm hụt ngân sách tới 32% GDP trong năm nay ( cao hơn nhiều so với mức thâm hụt của Hy Lạp), chủ yếu do các khoản cứu trợ các ngân hàng đang mắc kẹt trong thị trường bất động sản và việc mua lại các tài sản xấu của các ngân hàng. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng của Hy Lạp là hậu quả của tình trạng yếu kém kéo dài và trầm trọng về cơ cấu của nền kinh tế.

Mặc dù Chính phủ Ireland tuyên bố vẫn chủ động kiểm soát được tài chính công cho đến giữa năm 2011, song tình trạng hiện nay của hệ thống tài chính nước này đang gây lo ngại về tác động đối với toàn bộ Eurozone. Một nước thành viên Eurozone khác cũng đang nằm trong tâm điểm chú ý là Bồ Đào Nha. Hiện có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách có thể lây lan sang Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 5 trong Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Jean Pisani-Ferry, lãnh đạo nhóm cố vấn Bruegel về các vấn đề châu Âu,  Ireland vốn là một điển hình phát triển kinh tế trước khủng hoảng, với khả năng kiểm soát tài chính công tốt hơn nhiều so với Hy Lạp. Với tiềm lực xuất khẩu hiện có, Ireland có nhiều khả năng tốt để phục hồi nền tài chính công. Điều đáng chú nhất là thâm hụt ngân sách của Ireland chỉ tăng nhanh, kể từ khi nước này tiến hành giải cứu các ngân hàng.
 
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã dẫn tới việc đưa ra cơ chế cứu trợ. Sau khi Hy Lạp được cứu trợ, căng thẳng trên thị trường trái phiếu Eurozone đã dịu bớt. Căng thẳng lại gia tăng sau đó, khi các nhà đầu tư mua trái phiếu của các nền kinh tế nhỏ trong khối không chắc được nhận lại tiền, kể cả khi cơ chế cứu trợ đã được thực thi. Cơ chế cứu trợ do EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế xây dựng này đã dành 750 tỷ euro (1 nghìn tỷ USD) để hỗ trợ các nước Eurozone, nếu các vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách trở nên nghiêm trọng.

Nhà kinh tế trưởng Annunziata cho rằng Ireland và Bồ Đào Nha sẽ được các nước trong Eurozone nhanh chóng ra tay cứu trợ. Tuy nhiên, Ailen lại từ chối nhận trợ giúp cho đến giữa năm tới, mặc dù các ngân hàng nước này đang trải qua cuộc khủng hoảng lòng tin. "Đơn thuốc" dành cho Ailen có thể là sự sắp xếp linh hoạt nhằm hỗ trợ hệ thống ngân hàng nước này.

Vấn đề hiện nay là các thị trường đang nghi ngờ về tính ổn định dài hạn của cơ chế cứu trợ EU, khi những nước đóng góp tỏ ra khá miễn cưỡng trong việc tham gia cơ chế này.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Ấn Độ vượt Trung Quốc
  • Hạn hán khốc liệt đe dọa Trái Đất trong 30 năm tới
  • Thế giới cần quản lý và bảo vệ các loài cá nước ngọt
  • Các quốc gia giàu có: Nợ chính phủ sẽ gia tăng do dân số già
  • Khủng hoảng thất nghiệp toàn cầu: Hậu quả, nguyên nhân và giải pháp
  • Kinh tế 24h qua: Vàng bị “hắt hủi”
  • Trật tự mới trên bàn cờ địa kinh tế
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc vẫn “chiếu trên”