Các nước tiêu thụ dầu mỏ sẽ không thể tránh được tác động chính trị từ nước xuất khẩu dầu. Giá dầu càng cao, ảnh hưởng chính trị của một số nước càng trở nên sâu rộng.
Việc giá dầu tăng gấp 3, từ mức 30USD/thùng năm 2001 đến 100USD ngày nay mang lại sự chuyển dời về tài sản lớn nhất trong lịch sử.
Chỉ riêng 13 nước thành viên OPEC đã kiếm được hơn 1 nghìn tỷ USD.
Rõ ràng là điều này sẽ gây ra một số tác động về chính trị. Nạn nhân của giá dầu cao đứng lại chịu trận vô vọng như thể giá dầu cao là điều tất yếu có nguyên nhân từ một thị trường kinh tế cạnh tranh chứ không phải chịu ảnh hưởng từ yếu tố chính trị.
Giá dầu cao không phải được quyết định bởi thị trường cạnh tranh truyền thống. Công ty sản xuất và cung cấp dầu lớn có thể tăng hay hạ giá dầu chỉ đơn giản bằng việc điều chỉnh sản lượng.
Giá dầu ngày hôm nay phản ánh kỳ vọng cung – cầu dầu tương lại. Những công ty cung cấp dầu độc quyền này có thể chi phối sự biến động của thị trường tương lại bằng việc tuyên bố về ý định tương lai của họ.
Công ty cung cấp dầu độc quyền sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lớn trên thị trường cho tới khi các nước giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu và đưa ra chiến lược chính trị cần thiết để chống lại sự chi phối thị trường dầu mỏ bằng con đường chính trị.
Một mục tiêu khác họ nên cố gắng thực hiện là ngăn sự sử dụng lượng cung dầu dư ra của OPEC để gây áp lực đối với nhiều nền kinh tế và ngành công nghiệp. Nếu hai mục tiêu này không thể thực hiện được, giá dầu cao sẽ gây ra hậu quả chính trị và kinh tế như sau:
Ở nước công nghiệp phát triển, giá năng lượng cao sẽ làm giảm tiêu chuẩn cuộc sống và lạm phát tăng cao.
Người dân nước đang phát triển chịu tác động nhiều hơn từ giá dầu cao. Tiền chi tiêu vào năng lượng và thực phẩm chiếm khá lớn trong chi tiêu gia đình. Để sản xuất được thực phẩm, người ta cần lượng dầu lớn để sản xuất phân bón và vận chuyển. Giá dầu cao còn dẫn đến bất ổn chính trị.
Ngay cả khi giá dầu ở quanh mức 100USD/thùng, nước xuất khẩu dầu mỏ tại Trung Đông cũng sẽ nhận được khoảng 800 tỷ USD trong năm 2008.
Phần lớn lợi nhuận đó sẽ vào tay một nhóm các nước với số dân ít. Ví dụ, Tiểu Vương Quốc Arap thống nhất với số dân 850 nghìn người có trữ lượng dầu 92 tỷ thùng và số tiền thu được từ việc bán dầu lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD.
Tiềm lực tài chính như thế sẽ khiến cho họ có một sức mạnh về chính trị lớn.
Thứ nhất, một lượng tiền lớn sẽ vào túi một số nhóm cực đoan chính trị.
Thứ hai, lợi nhuận từ giá dầu cao sẽ quay lại đầu tư vào các quỹ thịnh vượng của các nước OPEC. Những quỹ này sau đó đầu tư vào nền kinh tế của các nước phát triển. Abu Dhabi có tiềm năng đầu tư khoảng hơn 1 nghìn tỷ USD.
Khi tiền đầu tư rót ngày một nhiều vào các nền kinh tế, ảnh hưởng của họ lên các nước phương Tây vì thế cũng tăng lên.
Về lâu về dài điều này là không thể chấp nhận được. Chính sách đối ngoại của các nước công nghiệp phát triển không nên trở thành nạn nhân của nước cung cấp dầu. Nước công nghiệp nên có cách nào đó để ngăn các nhà đầu tư từ nước xuất khẩu dầu mỏ giàu có tiến hành hành động gây bất lợi cho nền kinh tế của họ.
Tất cả những nước tiêu thụ dầu đều cùng một chiến tuyến. Suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn không bỏ qua một nước nào. Không một nước nào có thể có một vị trí ưu tiên đối với nước cung cấp dầu. Không một nước nào có thể thay đổi nguồn cung chỉ bằng nỗ lực đơn lẻ của họ.
Nhóm nước cung dầu hiện nay đang ở trong thế thượng phong để định hình nền kinh tế và chính trị thế giới nếu họ đồng loạt bắt tay nhau trong nỗ lực như vậy.
Mỹ nên đóng vai trò lớn trong việc phá vỡ thế thượng phong này. Thay cho việc khoanh tay ngồi nhìn mọi chuyện trôi qua, những nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới, nhóm G7 cùng với Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil nên thiết lập một nhóm hợp tác hành động để thay đổi xu thế cung – cầu dầu về dài hạn. Nga cũng nên gia nhập nhóm này.
Sự hợp tác có thể khiến giá dầu hạ và về lâu dài làm giảm áp lực đằng sau việc giá dầu tăng.
Những biện pháp được đưa ra để thực hiện được mục tiêu trên như đối thoại, phát triển nguồn cung dầu nội địa và nguồn năng lượng thay thế sẽ còn mất nhiều thời gian mới mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, trước khi người ta có thể cân bằng được sức mạnh trên thị trường, kỳ vọng về sự thay đổi sẽ có thể khiến giá dầu giảm.
Một chính sách hợp tác tốt sẽ bao gồm việc chia sẻ năng lượng để đương đầu với khả năng ngừng hay gián đoạn nguồn cung.
Năm 2008, giá dầu tăng do thay đổi trong kỳ vọng về nhu cầu dầu dài hạn trong khi nguồn cung không thay đổi. Tương tự như vậy, khi kỳ vọng về nhu cầu dầu tương lai giảm đi, với nguồn cung tăng, giá dầu sẽ hạ.
Một sự thay đổi về chính sách năng lượng của Mỹ là cần thiết. Tuy nhiên hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều nếu đó là nỗ lực chung của quốc tế.
Tại Mỹ, dầu được sử dụng chủ yếu để sản xuất xăng chạy các phương tiện. Bên ngoài biên giới Mỹ, dầu được sử dụng cho mục đích sưởi ấm và sản sinh ra điện. Chính sách tại Mỹ vì thế nên tập trung vào giảm lượng xăng người Mỹ tiêu thụ.
Việc tăng nguồn cung dầu nên được ưu tiên. Nếu lượng cung dầu tại Mỹ tăng, lượng cung dầu trên toàn cầu cũng phải thay đổi tương tự. Sự đầu tư từ các công ty dầu nhà nước khác là cần thiết. Nước tiêu thụ dầu đang sử dụng biện pháp ngoại giao để đạt được sự cân bằng giữa nhà sản xuất và đối tượng tiêu thụ dầu.
CafeF
Xét đến ảnh hưởng chính trị sâu rộng của giá dầu cao, việc giảm giá dầu là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng lúc này.
(Theo Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com