Bùng nổ trên thị trường hàng hoá sẽ còn kéo dài hàng chục năm nữa, chứ không phải đã qua như đánh giá của nhiều người. Đây là dự báo của nhà đầu tư lừng danh người Mỹ Jim Rogers.
Mặc dù giá dầu thô gần đây sụt giảm khiến nhiều người cho rằng giai đoạn bùng nổ giá cả đang qua đi, song riêng ông Rogers vẫn tin chắc giá hàng hoá sẽ tăng trong thập kỷ tới bởi dân số thế giới tăng, và nhu cầu lương thực cũng như năng lượng sẽ tăng theo, trong khi sản lượng chắc chắn sẽ vẫn chỉ ở mức hạn chế.
Ông Rogers và nhà đầu tư George Soros đã sáng lập ra Quỹ Quantum vào năm 1970 và quỹ này đã tăng giá trị hơn 3000 lần vào 10 năm sau đó. Ông Rogers đã lập ra Chỉ số Hàng hoá Quốc tế Rogers vào năm 1998. Ông còn là tác giá của nhiều cuốn sách về đầu tư, trong đó có cuốn nổi tiếng xuất bản năm 2004: “Hàng hoá nóng: Làm thế nào để mọi người đều có thể đầu tư sinh lời ở mọi lĩnh vực trên thị trường thế giới”.
Sau khi đạt mức kỷ lục cao 147,90 USD/thùng vào ngày 11/7, giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 9 tại Sở giao dịch Hàng hoá New York đã giảm xuống chỉ khoảng 120 USD/thùng vào ngày 4/8, tức là giảm khoảng 15%, khiến nhiều nhà kinh doanh hàng hoá hoảng sợ.
Song theo ông Rogers, thực tế là có rất ít sản lượng mới được đưa ra thị trường, trừ một mỏ dầu lớn mới tìm thấy ở Brazil, mà mỏ này chỉ như muối bỏ bể nếu so với nhu cầu của thế giới lên tới khoảng 86 triệu thùng dầu mỗi ngày hiện nay. Như vậy, mỏ dầu mới này của Brazil cũng chỉ tương đương khoảng 9 tháng cung cho thị trường. Ông cho biết thị trường dầu mỏ bắt đầu thời kỳ bùng nổ từ năm 1999, và trong 9 năm qua, thị trường dầu mỏ đã 3 lần giảm giá trên 40%. Vậy “liệu đó có phải là những thời điểm kết thúc thời kỳ bùng nổ của thị trường dầu?” Theo ông, nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng sẽ tiếp tục hậu thuẫn cho thị trường này. Ông thêm rằng dự trữ dầu của mọi quốc gia, và gần như mọi công ty dầu mỏ đều đang giảm sút. Vậy làm sao giá mặt hàng này có thể bắt đầu xuống dốc.
Giá vàng kỳ hạn trên thị trường thế giới gần đây cũng sụt giảm, do giá dầu giảm, khiến các nhà đầu cơ bán vàng ra, và đồng Đôla Mỹ có dấu hiệu hồi phục. Ngày 4/8, giá vàng kỳ hạn giao tháng 9 đã giảm xuống mức thấp nhất của 6 tháng nay, giảm xuống dưới 900 USD/ounce, chỉ còn khoảng 890 USD/ounce. Nhìn lại lịch sử, năm 1976, giá vàng kỳ hạn đã xuống tới mức thấp chỉ 101 USD/ounce, song đến năm 1979-80 giá tăng gần gấp 8 lần lên kỷ lục cao 875 USD/ounce. Sau đó thị trường giảm giá 66% chỉ trong vòng 2 năm tiếp theo, xuống 295 USD/ounce, và nhiều nhà phân tích đưa ra tuyên bố thời kỳ giá vàng tăng đã chấm dứt. Vậy mà đến tháng 3/2008, vàng kỳ hạn đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử, 1.017,50 USD/ounce. Từ sau đó giá lại giảm xuống hiện đang ở mức thấp hơn 12% so với mức đỉnh cao, song điều đó không chứng tỏ rằng đồ thị giá sẽ tiếp tục đi xuống.
Ông Rogers dự báo giá các loại ngũ cốc cũng sẽ tăng trong 10 năm tới. Hiện tỷ lệ dự trữ/sử dụng lương thực ở mức thấp nhất của ít nhất là 50 đến 60 năm. Theo Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), dân số thế giới dự báo sẽ tăng thêm 1/3 trong vòng 30 năm tới với hơn 95% mức tăng tập trung vào các nước đang phát triển, nơi áp lực với đất và nước vốn đã căng thẳng.
Từ ít nhất 7 năm nay, thế giới tiêu thụ nhiều lương thực hơn khối lượng sản xuất ra. Việc sử dụng nông sản vì mục đích công nghiệp, như dùng mía hay ngô để sản xuất ethanol, chứ không chỉ để làm thức ăn chăn nuôi hay sản xuất đường, càng góp phần làm gia tăng thiếu hụt trên thị trường nông sản thế giới, không chỉ gây thiếu hụt lương thực mà còn gây khó khăn cho cả ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngành chăn nuôi.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Thị trường đồ điện tử gia dụng (ĐTGD) thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, bất chấp sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Doanh số tiêu thụ của máy tính cá nhân và điện thoại di động tiếp tục tăng vững. Thậm chí, một số mặt hàng như tivi, máy tính xách tay, điện thoại thông minh… còn chứng kiến tốc độ tăng trưởng vũ bão.
Trước những tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế bởi lạm phát tăng cao, chính phủ các nước đưa ra hàng loạt các chính sách kinh tế vĩ mô có tính cấp bách chống lạm phát. Việc tích cực tham khảo kinh nghiệm trong việc đưa ra và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của các nước, áp dụng phù hợp với nền kinh tế đất nước là cần thiết đối với Việt Nam trong kiềm chế lạm phát.
Mới đây, hãng khai mỏ lớn nhất thế giới về giá trị thị trường của Anh và Australia là BHP Billiton đã công bố mức tăng 14,7% trong lợi nhuận ròng của năm tài khóa kết thúc ngày 30/6. Với mức tăng này, lợi nhuận năm qua của hãng đạt mức 15,4 tỷ USD.
Chuyên gia về kim loại quý Dale Doelling thuộc Trends In Commodites nhận định, giá vàng sẽ tăng trở lại mạnh mẽ trong thời gian tới. Nếu Freddie Mac và Fannie Mae được chính phủ Mỹ mua lại, có thể sẽ tạo nên một đợt bán ra cổ phiếu ồ ạt, khi đó USD sẽ “rơi tự do”.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.