Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá dầu giảm: Chưa vội mừng

Giá dầu đã giảm, thậm chí có thể trở về mức dưới 100 USD trong năm tới theo dự báo của một số chuyên gia. Tuy nhiên có nhiều lý do để chưa vội ăn mừng vì đây có thể là dấu hiệu cho một sự đi xuống nhiều hơn của nền kinh tế Mỹ, và tất nhiên ảnh hưởng chung đến cả thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, giá dầu giảm sẽ cởi trói cho các thống đốc ngân hàng trung ương, cho phép họ trì hoãn việc nâng tỷ lệ lãi suất theo dự tính để chống lạm phát. Trong bản báo cáo trước Quốc hội Mỹ tháng trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke khẳng định, chính các ngân hàng trung ương có trách nhiệm quyết định trong việc chặn đứng giá năng lượng tăng cao vì chính nó gây ra một cuộc chạy đua gây tai hại giữa giá hàng hoá và tiền lương. Những lời cảnh báo tương tự cũng được Chủ tịch Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đưa ra khi tăng tỷ lệ lãi suất vào tháng 7. Tuy nhiên, vấn đề đối với những người lạc quan là các lập luận trên đều có mâu thuẫn.
Nếu giá dầu xuống thấp, các hoạt động đầu tư tích trữ có khả năng tăng lên để chờ giá dầu, khi đó tỷ lệ lãi suất ngân hàng cũng bị tăng theo, ít nhất là trong thời kỳ ngắn hạn. Cuối cùng, đồng tiền bị mất giá khiến cho hàng hóa và các tài sản trở nên đắt đỏ, xuất hiện dấu hiệu bong bóng với cổ phiếu và thị trường nhà đất bị ảnh hưởng tiêu cực như trước đây.
Một chuyên gia của Đại học Harvard cho rằng chính giá dầu có thể quá cao trong khi tỷ lệ lãi suất quá thấp nên phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp. Theo đó, tỷ lệ lãi suất hiện nay không đủ bù đắp cho người gửi tiền tiết kiệm khi so sánh với lạm phát vì thế lãi suất thực là âm. Kết quả là người ta quay về bơm các thùng dầu, bán chúng và đầu tư vào quá trình đó nhiều hơn là để dầu ở lại dưới các mỏ dự trữ và đợi giá dầu lên cao hơn nữa.
Vì kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, sự ảnh hưởng của nó cũng tác động tới khu vực EUR nơi đã thực sự thấp hơn mức giảm của giá dầu trong những tuần qua. Theo một trong những nghiên cứu gần đây, cứ 10% tăng của giá dầu sẽ làm giảm nhu cầu của người Mỹ về hàng hoá vào khoảng 0,3-0,8%. Theo tính toán của Cty phân tích Lehman Brothers, trong năm 2008 nước Mỹ sẽ sử dụng ít hơn so với trước là 430.000 thùng dầu một ngày. Số lượng xe hơi sang trọng được tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 12-13% trong tổng số xe ôtô bán ra trong khi con số này năm ngoái là 18%. Và mới đây, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết người dân nước này đã đi ít hơn 15,5 tỷ km so với năm trước (số liệu tính đến tháng 5/2008). Như vậy có vẻ như việc tiêu thụ một cách không tiết kiệm của người tiêu dùng Mỹ cũng như thế giới đã khiến cho giá dầu tăng cao. Một khi giá dầu thấp trở lại, người ta sẽ lại quay về cách sử dụng năng lượng như trước làm cho giá dầu tăng, vòng tròn luẩn quẩn này sẽ khó chấm dứt sớm.
Thay vì tạo con đường cho tỷ lệ lãi suất hạ thấp, giá dầu giảm sẽ tham gia tác động làm cho lãi suất tăng cao hơn. Vào cùng ngày giá dầu vượt qua mức 120 USD một thùng, Bộ Thương mại Mỹ công bố lạm phát tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến thời điểm tháng 6/2008) và cao hơn tháng trước 0,8%. Và chỉ số hàng hóa tiêu dùng tăng vọt này khiến người ta nhớ lại rằng chỉ có sau cơn bão kinh hoàng Katrina mới khiến cho chỉ số giá cả cao nhanh như vậy trong vòng một tháng. Những áp lực giá cả này có thể khiến cho Cục Dự trữ Liên bang không thể làm được nhiều hơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đang ốm yếu, tăng trưởng nhanh trở lại, mà mỗi động thái của kinh tế Mỹ đều tác động đến toàn thế giới.

(Theo DDDN)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Dầu ngày càng khó tìm
  • Dự báo giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn
  • Kinh tế châu Âu “nguy cấp” hơn Mỹ
  • Các nhà sản xuất dầu sẽ thu được hơn 1500 tỷ USD trong năm 2008
  • Đương đầu với “rửa tiền”
  • Ba lý do USD phục hồi
  • TQ sẽ vượt Mỹ trở thành nước sản xuất lớn nhất thế giới năm 2009
  • Giá dầu cao do thị trường thiếu minh bạch