Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thế giới 2011: “Trì trệ” và “lạm phát”

Nhân loại “tiễn Hổ, đón Mèo” trong bầu không khí chẳng mấy lạc quan, khi mà kinh tế thế giới năm 2010 đã để lại di chứng nặng nề cho năm 2011.

Đánh giá tình hình kinh tế thế giới năm 2010, ông Olivier Blanchard, nhà kinh tế trưởng của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định: “Kinh tế toàn cầu vừa không đủ mạnh để phục hồi, lại vừa rất bấp bênh”. Dự báo tăng trưởng GDP của các nước phát triển đều thấp: Mỹ chỉ đạt 2,6%, các nước Châu Âu vẫn ì ạch ở mức 1% - 2%. Chỉ có một số nước đang trỗi dậy đều trên 6%: Trung Quốc 10,5% và Ấn Độ 8,5%.

Báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011”, IMF cho rằng tăng trưởng GDP thế giới sẽ giảm 0,7%, xuống còn 4,2% so với mức dự kiến 4,9% trước đây. Thậm chí, tăng trưởng GDP thế giới có thể tụt xuống 3,1%; tăng trưởng GDP của Mỹ xuống còn 2,2%, Khu vực đồng euro 1,3% và Nhật Bản trên 1%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển vẫn trên 6%, trong đó Trung Quốc 8,9% và Ấn Độ 8,2%.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 tình trạng “lạm phát” đã trở nên nghiêm trọng ở các nước đang trỗi dậy kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tháng 10/2010 tăng 4,4%, tháng 11/2010 tiếp tục leo lên 5,1%, mức kỉ lục từ trước tới nay. Chỉ số CPI năm 2010 của Braxin dự kiến tăng tới 5,5%, CPI của Ấn Độ tháng 10/2010 tăng 7,5%, trong đó giá lương thực thực phẩm liên tục tăng và vượt ngưỡng 10%, mức kỉ lục trong nhiều năm qua làm dân chúng hoang mang. Tại Nga, vật giá trượt đi hàng ngày tới mức chóng mặt: tháng 10/2010 tới 9,8%. CPI tháng 10/2010 của Hàn Quốc cũng tăng tới 4,1%, mức cao nhất trong 20 tháng qua. CPI của một số nước khác cũng tăng vọt trong năm 2010: Iran tăng tới 9,9%, còn Argentina có thể lên tới 40%.

Trong khi đó CPI của Mỹ và các nước phát triển tăng không đáng kể. CPI tháng 10/2010 của Mỹ, nước bơm tiền ra thị trường nhiều nhất, chỉ tăng có 1,2% và tháng 11 chỉ có 0,9%. Trước Lễ Noel nhiều mặt hàng ở Mỹ tiếp tục giảm giá, thậm chí giảm đáng kể. CPI của các nước Khu vực đồng EURO chỉ tăng có 0,7% và của Nhật Bản chưa đầy 1,5%.

Bởi vậy, “trì trệ” và ”lạm phát” sẽ là hai đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới năm 2011 - trong đó “trì trệ” tiếp tục là căn bệnh của các nước phát, còn “lạm phát” là căn bệnh mới phát sinh của các nước đang phát triển.

Hai căn bệnh này mang lại nhiều vấn đề nan giải đối với các nước và kinh tế thế giới. Đó là phân phối nguồn tài nguyên thế giới sẽ đạt hiệu quả thấp; sự phục hồi không đồng đều của các nền kinh tế; tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn tiếp tục ở mức 9,6%, còn châu Âu 10%); thị trường tiền tệ thế giới tiếp tục không ổn định, làm các nước khó thực hiện kiểm soát vĩ mô; sự phối hợp các biện pháp chính sách của các nước không chặt chẽ, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tăng lên… Tất cả những vấn đề này sẽ làm kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và nảy sinh nhiều nguy cơ mới.

Nói tóm lại, bức tranh kinh tế thế giới năm 2011 vừa có điểm sáng, vừa có điểm tối và nhìn chung vẫn không mấy sáng sủa hơn năm 2010.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới tuần 20-26/12: “Bão” đã suy yếu?
  • Đông Tây chưa gặp nhau
  • Mười sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2010
  • Kinh tế thế giới trong tuần: Trung Quốc có ngăn được lạm phát
  • Bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm năm 2011
  • Giấc mộng Trung Hoa: Định vị lại quan hệ Trung – Mỹ
  • Kinh tế 24h qua: Nguy cơ sụp đổ
  • Kinh tế thế giới 2011: “Anh đường anh, tôi đường tôi”?