Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thế giới trong tuần: Mỹ - Trung Quốc hợp tác và cạnh tranh

Kinh tế thế giới theo dõi chuyến thăm được chờ đợi từ lâu của Chủ tịch Trung Quốc đến Mỹ.

Đây là sự kiện quan trọng không chỉ trong quan hệ chính trị giữa hai nước, mà còn là sự kiện quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia có qui mô kinh tế lớn nhất thế giới này.

Điều cần biết là chuyến thăm của người đứng đầu của Trung Quốc đến Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung trên nhiều lĩnh vực chưa có điểm sáng, mặc dù quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong thế giới ngày nay.

Về chính trị, Mỹ và Trung Quốc có quan điểm khác nhau những vấn đề đang diễn ra ở Đông Bắc Á, về vấn đề hạt nhân ở Iran...Về kinh tế, sự khác biệt, bất đồng và cạnh tranh còn ở mức cao hơn, căng thẳng hơn trên các lĩnh vực quan trọng như XNK, tỷ giá, kích thích kinh tế...

Đối với Mỹ, Kinh tế cuối năm 2010 đã có một số chuyển biến tích cực do hiệu ứng QE2, số người đăng ký thất nghiệp giảm dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp neo ở mức 9,4% (mức trước đây là 9,8%), thâm hụt thương mại có chiều hướng giảm so với thời điểm giữa năm 2010...

Tuy nhiên các tín hiệu kinh tế khác làm cho nhà lãnh  đạo Mỹ không yên tâm, đó là nợ công đã vượt qua con số 14.000 tỷ USD, thâm hụt thương mại với Trung Quốc luôn ở mức rất cao (252 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2010), tỷ giá giữa đồng USD với NDT luông là chủ đề trung tâm, chủ đề "nóng" trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung từ nửa cuối năm 2010 đến nay.

Trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Tổng thống B.Obama luôn bị sức ép từ các nhà lập pháp dòi hỏi phải có các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc trong lĩnh vực tỷ giá.

Sức ép này kéo dài suốt từ giữa năm 2010 đến nay, thậm chí kể cả trước chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào đến Mỹ.

Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ, ông Charles Schumer khẳng định “Để bảo vệ giấc mơ Mỹ và tạo việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, không có biện pháp nào mạnh hơn việc đối đầu với sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc” và cảnh báo “Chúng tôi phát chán với sự không nhượng bộ của Chính phủ Trung Quốc về thao túng tiền tệ. Nếu Trung Quốc từ chối tuân theo các quy tắc thì chúng tôi sẽ buộc Trung Quốc phải tuân thủ”.

Đối với Trung Quốc, vị trí thứ 2 trong kinh tế thế giới đã được xác lập, dự trữ ngoại tệ đạt mức cao nhất với 2.850 tỷ USD, GDP năm 2010 đạt 10,3% tương ứng với 39.800 tỷ NDT (khoảng 6.000 tỷ USD), sở hữu gần 900 tỷ USD trái phiếu Mỹ...là những lợi thế to lớn mà Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào có được khi đến Mỹ.

Nhưng lạm phát cao ở mức 5,1%, tái cơ cấu kinh tế và xác định năm 2011 kinh tế là ưu tiên hàng đầu ...cũng đòi hỏi có cách tiếp cận mới trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt đối với các cường quốc kinh tế, trong đó Mỹ là ưu tiên số một.

Do vậy chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào được đánh giá là rất quan trọng đối với cả 2 cường quốc kinh tế lớn này.

Bên cạnh những mâu thuẫn mang tính "kinh niên" của các cường quốc kinh tế, nhu cầu hợp tác kinh tế nhằm giải quyết các nhu cầu nội tại của nền kinh tế 2 nước cũng như thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng cũng là xu thế tất yếu, không thể khác, không thể bỏ lỡ.

Những thông tin về đồng NDT tiếp tục tăng giá so với USD (6,58 NDT/USD) là tín hiệu đầu tiên cho thấy đã có sự điều chỉnh nhất định từ phía Trung Quốc để chứng tỏ đồng NDT luôn thay đổi theo diễn biến của thị trường, không cứng nhắc như quan niện trước đây.

Trong một diễn biến khác, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai bên đã ký nhiều hợp đồng có giá trị lớn với tổng trị giá 45 tỷ USD.

Điều này cho thấy ngoài chính trị, yếu tố kinh tế luôn là chủ đề lớn mà 2 bên đều kỳ vọng trong chuyến thăm này.

Đây có thể là thành công của Tổng thống B.Obama khi xác định năm 2011 là năm "kinh tế" để tạo đà thuận lợi cho chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2012.

Không những vậy, bằng hợp đồng "khủng" với hãng Boeing có trị giá lên tới 19 tỷ USD, Trung Quốc khẳng định là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ hiên nay.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Stephen Walt: Thế đối trọng ở châu Á không dễ khả thi
  • Năm 2010 các nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất toàn cầu
  • Kinh tế toàn cầu bị “bóng đen” giá dầu đe dọa
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc in tiền
  • Kinh tế 24h qua: Đồng Euro trở lại
  • Thị trường mặt bằng bán lẻ Trung Đông vào năm 2011: Có triển vọng khá tốt
  • Kinh tế 24h qua: Lạm phát bị thổi bùng
  • Năng suất lao động các nước phát triển có thể giảm trong năm 2011