Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường mặt bằng bán lẻ Trung Đông vào năm 2011: Có triển vọng khá tốt

Triển vọng của thị trường bán lẻ tại Ai Cập, Ả Rập Saudi và Kuwait đang xuất hiện những tín hiệu khá tốt trong năm 2011, theo một phân tích mới cho thấy.

Ai Cập hiện giờ đang trong tình trạng có một nguồn cung khổng lổ cho thị trường bán lẻ tại đây, ông Matthew Jay, nhà phân tích phân khúc bán lẻ cao cấp tại CB Richard Ellis tại khu vực Trung Đông cho biết. Ông chỉ ra rằng thủ đô Cairo có tổng cộng khoảng 400.000 m2 diện tích sàn bán lẻ, điều này phản ánh “một nguồn cung có quy mô lớn có liên quan đến tiềm năng của thị trường và đã làm xuất hiện hàng loạt những dự án xây dựng cao ốc tại đây.”

Giá thuê dự kiến sẽ tiếp tục đứng vững cho đến khi có thêm không gian bán lẻ mới do mặt bằng trống hiện giờ còn rất ít trong khi đang lấp đầy khoảng trống, những trung tâm mua sắm lớn đã trở thành công cụ điều khiển chính cho sự phát triển của thị trường bán lẻ.

Việc cho thuê mặt bằng đã bắt đầu vào cuối mùa thu năm ngoái và 140.000 m2 diện tích sàn của khu trung tâm mua sắm sang trọng sẽ là nơi đặt cửa hàng của 250 thương hiệu bán lẻ cấp quốc tế và khu vực, cũng như một cửa hàng bách hoá lớn, những rạp chiếu phim đa chức năng cùng các cửa hàng thực phẩm và nước giải khát. IKEA, Marks & Spencer và Carrefour đều được đảm bảo là những thương hiệu đáng tin cậy.

Tập đoàn Majid AlFuttaim đang có khả năng mời thầu 160.000 m2 diện tích sàn của dự án trung tâm mua sắm của mình tại Ai Cập, một trong những khu trung tâm mua sắm lớn nhất ở Bắc Phi, trong tháng 11 vừa qua. Kế hoạch thực hiện bao gồm một khu trượt tuyết trong nhà bởi Ski Egypt tương tự như khu vực trong Mall of the Emirates, cộng với 350 cửa hàng, một tổ hợp 17 màn hình rạp chiếu phim hiện đại, cùng với khu trung tâm thương mại và ăn uống ngoài trời.

Vương quốc Ả Rập Saudi hiện thu hút đến 43% trong tổng số tất cả các thương hiệu bán lẻ quốc tế được khảo sát và đã vượt qua các địa điểm bán lẻ được biết đến nhiều hơn như Hong Kong, Nga và Nhật Bản nhưng việc thiếu không gian bán lẻ chất lượng cao cũng đã ngăn cản một số thương hiệu quốc tế xâm nhập vào thị trường Ả Rập Saudi.

"Thị trường bán lẻ được đặc trưng bởi sự hiện diện đông đủ của những nhà bán lẻ lớn bao gồm cả những tên tuổi có tầm địa phương như Al-Aziza Panda và Al Othaim, có hoạt động tầm khu vực như Al Bandar Trading và MH Alshaya cùng các công ty quốc tế như Carrefour, Géant, Debenhams và IKEA, mà chủ yếu là hoạt động thông qua những cửa hàng độc quyền kinh doanh trong khu vực hoặc ở từng địa phương.”, ông Jay giải thích.

Tuy nhiên, việc khai trương một số khu mới, những trung tâm mua sắm mang phong cách Dubai, chẳng hạn như Jeddah’s Mall của Ả Rập vào thời điểm hiện tại giúp đem đến nhiều cơ hội hơn. Nhà bán lẻ của vương quốc Anh là Alliance Boots đã mở cửa hàng ở đây thông qua MH Alshaya vào tháng 3 và các nhà bán lẻ khác như Hennes & Mauritz (H & M), Debenhams, Foot Locker, Mothercare, Starbucks và Topshop tất cả đều đang có mặt trên thị trường.

Mặc dù Kuwait đã có một số lượng lớn trung tâm mua sắm, việc khai trương 2 dự án bán lẻ cao cấp vào năm ngoái, trung tâm mua sắm 360° Tamdeen Kuwait được đảm bảo uy tín bởi hệ thống siêu thị khổng lồ Geant đầu tiên của Kuwait và The Avenues Mall, có khả năng giới thiệu đến khách mua sắm một số thương hiệu quốc tế lần đầu tiên đặt chân vào thị trường thị trường bán lẻ của quốc gia này.

Ông Jay cho rằng các nhà bán lẻ đã chắc chắn rằng họ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong năm ngoái nhưng doanh số bán lẻ đang dần được cải thiện. “Tuy nhiên, những nhà bán lẻ này tiếp tục thúc ép chủ cho thuê đưa ra những ưu đãi bao gồm cả việc miễn phí giá thuê trong thời gian dài, vi phạm các điều khoản và hỗ trợ việc trang bị đầy đủ tiện nghi trong cửa hàng. Các khu trung tâm sang trọng nhất có thể nỗ lực đưa ra những quy định cứng rắn hơn trong thỏa thuận của họ để thời hạn hợp đồng cho thuê vẫn ở mức từ 3 đến 5 năm.”, ông nói thêm.

(DiaOcOnline)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Lạm phát bị thổi bùng
  • Năng suất lao động các nước phát triển có thể giảm trong năm 2011
  • Bức tranh sáng tối của kinh tế thế giới 2011
  • Kinh tế 24h qua: "Con bài domino" tiếp theo?
  • Thế giới tuần 10-16/1: Hai sứ mệnh
  • Châu Âu mừng và lo trước Trung Quốc
  • Châu Phi-Trung Quốc: “Dựa vào nhau mà sống”?
  • “Tỷ giá Nhân dân tệ không quyết định thương mại Trung-Mỹ”