Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mô hình dự đoán cung-cầu dầu mỏ thế giới đã lỗi thời

Ba cơ quan chính dự báo về cung-cầu dầu mỏ dài hạn là Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều sai lầm trong khâu dự đoán sản lượng của OPEC do dựa vào mô hình tính toán đã lỗi thời và có nhiều khiếm khuyết.

Trong dự đoán cho tới năm 2030, ba tổ chức trên đều chia sẻ quan điểm rằng nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng, rằng các nước đang phát triển sẽ chiếm phần lớn mức tăng đó và nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn là chủ đạo. Ba tổ chức này cũng nhất trí rằng sự phụ thuộc vào dầu mỏ OPEC sẽ gia tăng, khi nguồn dầu mỏ của các nước ngoài OPEC cạn dần và trở nên đắt đỏ hơn trong khâu khai thác. Tuy nhiên, sai lầm chính trong việc định mẫu các thị trường dầu mỏ thế giới là đưa ra những dự đoán phi thực tế chẳng khác gì dự đoán con người nay mai sẽ đổ bộ lên sao Hỏa.

Các mô hình dự đoán hiện nay cho rằng nhu cầu dầu mỏ thế giới dựa trên những biến số dễ thay đổi như tăng trưởng kinh tế (hoặc thu nhập), giá dầu, giá các sản phẩm thay thế dầu mỏ và nhu cầu trong quá khứ. Họ cũng sử dụng những biến số như giá dầu, chi phí sản xuất và nguồn cung trước đây để đưa ra dự đoán sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC. Tuy nhiên, sau khi ước tính nhu cầu thế giới và nguồn cung ngoài OPEC, những mô hình này chỉ đơn giản là dựa trên giả thuyết OPEC sẽ cung cấp phần còn lại mà không cân nhắc hoạt động của OPEC hoặc xem xét yếu tố rằng các nước thành viên OPEC có thể không sẵn lòng hoặc có thể đạt ứng nhu cầu dôi dư. Vì lý do này, những mô hình tính toán theo cái được biết đến là "dựa vào OPEC" luôn có sự khác biệt giữa dự đoán nhu cầu thế giới và nguồn cung ngoài OPEC.

Mô hình "dựa vào OPEC" được thực hiện sau lệnh cấm vận dầu mỏ hồi tháng 10/1973, thời điểm hầu như chẳng có mấy nhà kinh tế thông thạo thị trường dầu mỏ. Tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng đã lôi kéo các nhà kinh tế với phạm vi nghiên cứu chuyên ngành mở rộng hơn. Để chuẩn đoán ra vấn đề, họ đã mở bộ dụng cụ và sử dụng những cái có sẵn và nếu mô hình cung cầu không hiệu quả, khi đó sẽ sử dụng đến mô hình độc quyền.

Các nhà kinh tế, các chính trị gia và báo chí khi đó đã tìm ra thuật ngữ "cacten" rất tiện lợi. Theo mô hình độc quyền này, cacten sẽ luôn cung cấp sự khác biệt giữa tổng cầu và sản lượng được cung cấp bởi các nước thành viên ngoài cacten. Mặc dù tình hình đã thay đổi mạnh kể từ đầu thập kỷ 1970 khiến cho mô hình cacten này trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều thiếu sót, nhưng nó vẫn được sử dụng đến ngày nay.

Theo giả thuyết chính của mô hình này, OPEC sẽ luôn sản xuất để giữ một khoảng cách nhất định giữa nhu cầu thế giới và sản xuất của các nước ngoài OPEC. Nhưng OPEC đã không còn công suất dư thừa ngay từ năm 2005 đến đầu năm 2008 và đã không thể tăng sản xuất khi nhu cầu tăng khiến giá cả tăng vọt và vượt qua mọi dự đoán trước đó.

Trong dự báo gần đây, EIA cho rằng đến năm 2035, OPEC sẽ tăng thêm khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày vào sản lượng của cacten này trong năm 2010. Liệu điều này có thể xảy ra, khi sản xuất sụt giảm với tỷ lệ ít nhất 3%?

Hãy kiểm tra lại phép toán: với tốc độ giảm 3%, OPEC cần đưa thêm 17 triệu thùng/ngày vào năm 2035 chỉ để duy trì mức sản xuất năm 2010. Nếu EIA dự đoán sản xuất của OPEC sẽ tăng thêm khoảng 11 triệu thùng/ngày, OPEC cần phải cung cấp thêm 28 triệu thùng/ngày trong 25 năm tới, một kỳ tích mà tổ chức này chẳng bao giờ thực hiện được - quả thực, công suất sản xuất hiện nay của OPEC chỉ ngang với mức giữa thập kỷ 1970.

Tình thế còn tồi tệ hơn nếu sản xuất của các nước ngoài OPEC giảm xuống dưới mức dự báo, giá dầu phải tăng một cách đáng kể để phân phối đủ cho nhu cầu và điều hòa với nguồn cung thấp hơn.

Năm yếu tố khiến cho mô hình dự báo "dựa vào  OPEC" phi thực tế bao gồm:

- Sự chuyển hướng trong đầu tư từ dầu mỏ sang khí đốt tự nhiên ở các nước sản xuất dầu mỏ

- Nhu cầu dầu mỏ trong nước gia tăng - và do đó làm giảm bớt xuất khẩu dầu mỏ của chính các nước OPEC.

- Phản ứng của các nước sản xuất dầu mỏ để nhấn mạnh sự phụ thuộc về năng lượng ở các nước tiêu thụ, mà dẫn đầu là các ngành ngốn nhiều năng lượng đang phát triển. Các nước sản xuất dầu mỏ tin rằng nếu không thể xuất khẩu dầu mỏ sang các quốc gia tiêu thụ, ít nhất họ vẫn có thể... xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu.

- Thiếu "khả năng thu hút đầu tư ở mức giá cao (khả năng thu hút đầu tư của nền kinh tế địa phương) khiến các nước thành viên OPEC không sẵn sàng khai thác thêm dầu mỏ. Nếu các quốc gia OPEC không thể đầu tư gia tăng doanh thu dầu mỏ, khi đó họ có thể để dầu mỏ ở dưới mặt đất còn hơn.

- Quan trọng hơn cả, nhu cầu về các mỏ mới để bù đắp cho mức giảm 3% trong các giếng dầu của OPEC là rất lớn. Nhu cầu này không thể đáp ứng trong vòng 20-25 năm tới.

- Giá cả cao hơn do sự thiếu hụt nguồn cung sẽ tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho các công ty dầu mỏ quốc tế, các nhà sản xuất độc lập và các nhà đầu tư cổ phiếu tư nhân. Nó cũng sẽ tạo cơ hội cho các nguồn năng lượng khác để lấp chỗ trống mà người ta từng kỳ vọng OPEC có thể  lấp đầy, một điều mà tổ chức này không làm được.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thấy gì qua phương pháp thống kê mới của WTO?
  • Bốn thách thức lớn đối với hệ thống kinh tế thế giới
  • 22 nước rơi vào khủng hoảng lương thực kéo dài
  • “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi..." chịu trận
  • Những chính sách kinh tế mới của thế giới
  • Thế giới tuần 11-17/10: Áp lực mới từ tương lai
  • Điểm nóng tuần qua: Rầm rộ WP7, lợi nhuận quý 3
  • Nước đang phát triển chiếm đa số ghế lãnh đạo WB