Kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi. Sự khác biệt lớn nhất giữa các quốc gia vẫn là vấn đề cơ cấu kinh tế. Chính sách nới lỏng đã bước vào giai đoạn cuối, và hiệu quả của nó cũng ngày càng hạn chế. Các biện pháp kích thích kinh tế của những nước kể trên phần lớn chỉ là thay đổi một số điều chỉnh vĩ mô đã và đang được thực hiện, tức là chỉ ở mức độ của các chính sách có tính chất sửa đổi bổ sung, xét về quy mô và hiệu quả thì đều không bằng những chính sách trước đó.
Tổng thống Mỹ - Obama ngày 8 tháng 9 đã công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới, trong đó nòng cốt là việc thực thi dự án mở rộng xây dựng hạ tầng giao thông và 3 phương án giảm thuế. Trước đó, ngày 17 tháng 8, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã dùng toàn bộ tiền vốn từ các khoản vay thế chấp đáo hạn để mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Ngày 10 tháng 9, chính phủ Nhật Bản cũng công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 915 tỷ yên, nhằm hỗ trợ nền kinh tế vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu của nước này đối phó với tình trạng lạm phát, đồng yên tăng giá và sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế. Đồng thời, ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng quyết định kéo dài kỳ hạn cho vay lãi suất thấp và mở rộng quy mô tín dụng lãi suất thấp nhằm tiến thêm một bước trong việc nới lỏng chính sách tiến tệ. Cùng lúc đó, ngày 10 tháng 5, ngân hàng trung ương châu Âu đưa ra quyết định chưa từng có trong lịch sử: thu mua trái phiếu chính phủ.
Kinh tế toàn cầu vẫn đang trong quá trình phục hồi. Sự khác biệt lớn nhất giữa các quốc gia vẫn là vấn đề cơ cấu kinh tế. Chính sách nới lỏng đã bước vào giai đoạn cuối, và hiệu quả của nó cũng ngày càng hạn chế. Các biện pháp kích thích kinh tế của những nước kể trên phần lớn chỉ là thay đổi một số điều chỉnh vĩ mô đã và đang được thực hiện, tức là chỉ ở mức độ của các chính sách có tính chất sửa đổi bổ sung, xét về quy mô và hiệu quả thì đều không bằng những chính sách trước đó.
Một là, việc rút khỏi chính sách tài chính vẫn được nhiều quốc gia theo đuổi. Món nợ công khổng lồ đã khiến không gian hoạt động của chính sách tài chính của các quốc gia bị thu hẹp. Vấn đề nợ công của chính quyền các bang và chính quyền địa phương tại Mỹ đã trở nên nổi cộm với món nợ công trong quý I năm 2010 lên đến 2800 tỷ USD, những khoản nợ công ngắn hạn có thể tạo ra rủi ro rất lớn. Gần đây, tổng thống Obama đã ký quyết định viện trợ chính quyền các bang và địa phương khoản tiền trị giá 26 tỷ USD, cho thấy nợ công địa phương tại nước này đang ngày càng nghiêm trọng.
Châu Âu cũng đã sa vào cuộc khủng hoảng tài chính. Do mức độ phát triển kinh tế trong nội bộ khối không đều, một số nước thành viên phải đối mặt với tình trạng nợ công và tài chính vượt ngưỡng trong thời gian dài. Các nước EU lại áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế khi mà khủng hoảng tín dụng đang hết sức nghiêm trọng, đã đẩy tình hình trở nên ngày càng gay go hơn.
Nhật Bản là quốc gia phát triển có tình trạng tài chính tồi tệ nhất hiện nay. Theo tính toán, đến cuối năm 2010, tổng nợ công địa phương và trung ương sẽ chiếm 181% GDP của nước này.
Hai là, chính sách tiền tệ chỉ có ý nghĩa như là sự bù đắp vào khoảng trống khi các nước rút lui khỏi chính sách tài chính, quy mô rất hạn chế. Năm 2010, trọng tâm các chính sách của chính phủ các nước càng có khuynh hướng chú trọng chính sách tiền tệ. Khoản vốn tái đầu tư của Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) vào khoảng 100 tỷ USD. Kể từ khi bắt đầu dùng khoản tiền vay thế chấp đáo hạn mua vào trái phiếu chính phủ đến nay, FED đã mua tổng cộng14,3 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Tính đến ngày 6 tháng 8, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã mua 121,5 tỷ Euro trái phiếu, trong đó 60,3 tỷ Euro là trái phiếu chính phủ, kể từ đó đến nay, tốc độ mua vào trái phiếu chính phủ các nước thành viên của khối giảm hẳn. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã mở rộng khoản cho vay tín dụng lên đến 20.000 tỷ yên.
Ba là, chương trình nới lỏng định lượng QE đã không còn phát huy tác dụng, mà chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Bởi vì lãi suất liên bang ngắn hạn đã gần mức 0. Công cụ chính sách mà FED có thể áp dụng để khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp rất hạn chế. Vậy nên, FED quyết định khởi động lại chương trình mua vào trái phiếu chính phủ. Động thái này có thể giúp giữ lãi suất vay tín dụng ở mức thấp, nhằm hỗ trợ ngành nhà đất ở Mỹ. Ngày 28 tháng 7, McDonald’s đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 10 năm với tổng giá trị 450 triệu USD, lãi suất phát hành 3,5%, đây là mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử phát hành trái phiếu dài hạn với quy mô lớn của các doanh nghiệp Mỹ. Lãi suất cho vay thế chấp cũng chạm đáy. Tính đến ngày 2 tháng 9, mức lãi suất cho vay thế chấp kỳ hạn 30 năm ở Mỹ đã xuống chỉ còn 4.32%. Như vậy, chương trình nới lỏng định lượng QE mới đã không thể cải thiện tình trạng thắt chặt cho vay tín dụng, vốn là nhân tố chủ yếu kìm hãm sự phục hồi của kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều xem xuất khẩu như là nguồn động lực chính giúp phục hồi kinh tế. Thế nên cả ba nền kinh tế lớn này đều không ngần ngại làm mất giá đồng tiền trong nước, nhằm kích thích xuất khẩu.
Còn với Trung Quốc, chính sách tiền tệ của nước này đang được điều chỉnh theo tình hình quốc nội, không chịu sự tác động của chương trình nới lỏng định lượng QE của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Khác với 3 nền kinh tế nêu trên, lạm phát tại Trung Quốc tiếp tục tái diễn, chỉ số giá tiêu dùng CPI lên mức cao nhất kể từ cuối năm ngoái, và trong tháng 8, CPI đã ở mức 3,5%, tăng kỷ lục trong vòng 22 tháng qua. Lãi suất tiết kiệm thời hạn 3 năm đã vượt mức 3,33%, lạm phát ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Lạm phát kỳ vọng trong năm 2009 chủ yếu do các yếu tố ngoại sinh, tức là do việc nới lỏng môi trường tiền tệ, nó sẽ tự mất đi khi môi trường tiền tệ và tín dụng trở lại trạng thái bình thường. Nhưng lạm phát kỳ vọng lần này lại xuất phát từ các yếu tố nội sinh, thời gian tồn tại tương đối dài. Trước diễn biến phức tạp của lạm phát kỳ vọng. Trung Quốc sẽ không tùy tiện áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, và cũng không cần thiết vì kinh tế Trung Quốc đang giảm nhiệt với tốc độ tăng trưởng dần chậm lại. Tất nhiên, Trung Quốc không phải chỉ quan tâm đến lạm phát. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc được quyết định dựa trên việc đánh giá toàn diện các mục tiêu chính sách liên quan. Trước mắt, Trung Quốc sẽ chú trọng hai mục tiêu chính là giá lương thực và cho vay tín dụng nhằm kiểm soát tốt lạm phát kỳ vọng. Đối với giá lương thực, Trung Quốc chủ yếu sử dụng các biện pháp hành chính để quản lý. Còn đối với hoạt động tín dụng, Trung Quốc chủ yếu thực hiện điều chỉnh hợp lý cơ cấu và quy mô vay tín dụng.
Hiện Trung Quốc không quá coi trọng việc điều chỉnh sách tiền tệ mà chủ yếu vẫn dồn lực vào các chính sách tài chính. Khác với chính sách kích thích kinh tế của Mỹ và Nhật Bản, trong giai đoạn mới này, chính sách tài chính của Trung Quốc sẽ hết sức linh hoạt, và tiến thoái hợp lý.
(tamnhin)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com